Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013



Trái Ổi
Tên khác của trái Ổi: Có danh pháp khoa học: Psidium guajava, là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm, thuộc họ Đào kim nương, có nguồn gốc từ Brasil.
Miêu tả cây Ổi: Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn, cao nhiều nhất 10m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối xứng. Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá, cánh 5, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều, phôi cũng nhiều. Ngoại hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn. Quả to từ 4 – 5g đến 500 – 700 g gần tròn, dài thuôn hoặc hình chữ lê. Hạt nhiều, trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.
Thành phần hóa học của Trái Ổi:
- Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccarit như fructoza, xyloza, glucoza, rhamnoza, galactoza…; rễ có chứa axit arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các axit hữu cơ.
- Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trong cam. Quả ổi cũng giàu pectin.
Công dụng của trái Ổi:
- Ngăn ngừa ung thư: Theo các nghiên cứu y học cho thấy thành phần chiết xuất từ lá ổi có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Hơn nữa, ruột quả ổi cũng chứa chất lypocene cao, tác dụng chống ung thư. Folate trong ổi cũng giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.
- Ngăn ngừa táo bón: Quả ổi có co chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón. Hạt của quả ổi cũng có tác dụng hiệu quả trong việc nhuận tràng và làm sạch hệ thống đường ruột.
- Điều trị bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, lá và quả ổi có khả năng giảm thiểu lượng đường gluco trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ ổi sẽ không tốt cho lượng đường trong máu của bạn. Cách tốt nhất khi ăn ổi để điều trị bệnh tiểu đường là gọt bỏ vỏ.
- Điều trị bệnh cao huyết áp: Quả ổi chứa chất hypoglycemic tự nhiên (bỏ vỏ) và giàu chất xơ. Ổi có tác dụng hạ huyết áp và cholesterol trong máu. Do đó, ổi rất có ích đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim và cao huyết áp.
- Giảm đau, chống viêm: Quả ổi chứa chất làm se rất tốt, các chất này mang tính kiềm tự nhiên nên có thể giúp kháng khuẩn, tẩy uế.
- Phòng táo bón: Chất làm se trong ổi cũng giúp ích cho dạ dày, phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Hơn nữa, còn ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn và chống tiết dịch ở ruột, giúp ngăn ngừa và chữa chứng kiết lỵ. Nhờ trong ổi chứa nguồn chất xơ cao. Đặc biệt hạt ổi cho tác dụng nhuận tràng.
- Phòng cảm lạnh: Một ly nước ép ổi tươi có thể giúp bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh như giảm ho, tẩy đàm, thông đường hô hấp do trong ổi chứa nguồn vitamin C cao, các chất chống oxy hóa và điện giải…
- Giảm ho: Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.
- Đẹp da: Chất làm se của quả ổi sẽ cân bằng cách cấu tạo da và làm khít vùng da bị trầy, giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa những bệnh về da. Thêm vào đó, ổi chứa nhiều vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C và potassium có tác dụng như chất chống ô xy hóa giúp da khỏe mạnh và hạn chế vết nhăn.. Bạn có thể hưởng thụ những lợi ích này bằng cách ăn ổi hoặc rửa da bằng dịch sắc của trái ổi hoặc lá ổi (ổi non có tác dụng tốt hơn).
- Giảm cân: Ổi cũng có lợi ích trong việc giảm cân vì chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Điều này có nghĩa là những ai muốn giảm cân không phải lo lắng lượng chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bị thiếu hụt khi ăn ổi. Ổi không có cholesterol và ít carbohydrates có thể mang lại cho bạn cảm giác no.
Bài thuốc từ Ổi:
- Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần; Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống; Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.
- Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; Lá ổi tươi 30-60g sắc uống; Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
- Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
- Tiêu chảy: Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.
+Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống.
+ Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch non 20 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.
+ Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày; Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
- Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
- Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm.
- Tiểu đường: Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày, Lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.
- Ðau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
- Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
- Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
- Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
- Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013





Củ Sắn.
Tên khác của củ Sắn: Cây củ đậu( theo miền Nam) hay sắn nước (theo cách gọi miền Nam, danh pháp hai phần: Pachyrhizus erosus).
Mô tả cây Sắn: Cây củ Sắn có thể cao 4–5 m nếu có giàn. Lá kép gồm 3 chét hình tam giác rộng, mỏng. Hoa màu tím nhạt; ở Việt Nam thường ra vào tháng 4, tháng 5; hoa khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dài 12 cm, được ngăn vách nhiều rãnh ngang, thường chứa từ 4-9 hạt. Củ do rễ phình to mà thành, có thể dài tới 2 m và nặng đến 20 kg. Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoa tây hay quả lê. Củ đậu có vị ngọt thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào.
Thành phần hóa học của củ Sắn: Củ đậu có chứa tinh bột 2,4%, 4,51% đường toàn bộ (glucoza). Nó có chứa 86-90% nước; nó có một ít protein (1,46%) nhưng không có các chất béo.
Công dụng của củ Sắn: 
- Giải nhiệt: Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, giải khát vì trong thành phần củ đậu có đến 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Ngoài ra củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.
- An toàn: Củ đậu là loại thực phẩm thông dụng, rẻ tiền nhưng được coi là an toàn vì không có chất bảo quản.
- Tốt cho tiêu hóa: Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện. Ngăn ngừa táo bón cho bà bầu.
- Làm đẹp da: Củ đậu tươi còn là liệu pháp làm đẹp rẻ tiền mà rất hữu hiệu cho phái đẹp. Mùa đông, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
- Trị ốm nghén: Vì trong thành phần củ đậu có đến hơn 90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột nên rất có lợi cho các bà bầu ốm nghén. Chị em ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn. Nhưng bạn yên tâm, củ đậu chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng vì độ giòn ngọt tự nhiên của nó.
- Giảm cân: Các bạn nên biết, trong 100g củ đậu có 92g nước, 1g protit, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, 2,4 g tinh bột, cung cấp được 29kcalo nhưng không có các chất béo. Đây là một thực phẩm vô cùng lý tưởng đối với phụ nữ muốn giảm cân.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013



Trái Vải
Tên khác của Vải: Cây vải, còn gọi là lệ chi (danh pháp hai phần: Litchi chinensis) là loài duy nhất trong chi Litchi thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Miêu tả cây Vải: Nó là loại cây thân gỗ thường xanh kích thước trung bình, có thể cao tới 15–20 m, có các lá hình lông chim mọc so le, mỗi lá dài 15–25 cm, với 2-8 lá chét ở bên dài 5–10 cm và không có lá chét ở đỉnh. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.
Thành phần hóa học của trái Vải: Trong 100 gam trái vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan… Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.
Công dụng của trái Vải:
- Ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư: Theo hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Zhejiang Gon Shang và Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho thấy: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.
- Giúp máu tuần hoàn: Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Trong phương pháp chữa bệnh cổ truyền của người Trung Quốc có đề cập, nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, lợi tỳ, tốt cho người bệnh mới ốm dậy, suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
- Ngừa táo bón: mỗi ngày 5 gam chất xơ (tương ứng ba trái) sẽ chống bệnh táo bón, đặc biệt ở người già.
- Giảm cân: hàm lượng chất xơ cao nhưng ít năng lượng rất thích hợp cho người tạng béo phì.
- Giảm cholesterol: nhờ pectin hòa tan một lượng lớn cholesterol và được bài tiết ra ngoài.
- Ngừa bệnh tim mạch: các acid béo trong trái vả thuộc loại omega-3 và omega-6 giúp hạ thấp nguy cơ gây bệnh tim mạch.
- Ổn định đường huyết: trái và lá vả chứa nhiều potassium (K) giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
- Ngừa huyết áp cao: nhiều potassium nhưng ít sodium giúp tránh được bệnh huyết áp cao.
- Bảo vệ khung xương: hàm lượng calci rất cao trong trái vả giúp kéo dài tuổi thọ của xương và bảo vệ khung xương. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho những người bị loãng xương.
- Ngừa sự thoái hóa da: ở người lớn tuổi da thường bị nhăn và sạm, không còn tươi sáng và săn chắc, các loại trái cây cũng như trái vả giúp làn da không bị thoái hóa và giữ vẻ thanh xuân.
- Ngăn ngừa mụn nhọt, ghẻ lở ngoài da: Nhờ các chất nhầy trong trái giúp mau lên da non.
- Chữa các bệnh đường hô hấp: Như ho gà, hen suyễn.
Bài thuốc chữa bệnh từ trái Vải: Không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng. Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường.
- Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
- Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
- Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6g.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Chứng cảm lạnh 
- Theo BS Duy Anh, nếu bất chợt ngứa trong cổ họng, đầu váng vất, đau mình mẩy… là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh – một chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên, với triệu chứng: Ngạt mũi, chảy nước mũi, họng ngứa và đau, ho, đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, mệt mỏi nhẹ.
- Giải pháp: Nếu có dấu hiệu cảm lạnh, cần uống nhiều nước để thải độc tố khỏi cơ thể. Dùng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi. Nếu triệu chứng cảm lạnh không giảm, còn kèm theo sốt cao, khó hở, ho dai dẳng… đờm có màu, cần đi khám ở cơ sở y tế sớm để điều trị dứt điểm, giảm tái phát. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bạn cần đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh. Phòng cảm lạnh bằng cách luôn giữ ấm, tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh bên ngoài.
Đau đầu do lạnh
- Khi trời lạnh hay bị đau đầu bất ngờ và lứa tuổi nào cũng dễ mắc phải, nhất là khi thời tiết có mưa lạnh, giá buốt.
- Giải pháp: Trời lạnh đi ngoài đường về rất hay bị đau nửa đầu. Hãy ngâm tay vào nước nóng già ngập qua bàn tay, có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu bưởi, hồi, quế.
- Ra đường cần lưu ý mặc ấm, đội mũ hoặc quàng khăn che phần trán, đỉnh đầu, hai bên tai và cổ để tránh bị đau đầu.
- Có thể trị đau đầu bằng cách nhúng khăn bông vào dấm trắng rồi vắt nhẹ, đắp lên trán, nhắm mắt thư giãn 15 phút. Nếu bị đau đầu dai dẳng thì cứ 2 giờ làm 1 lần sẽ dễ chịu. Hoặc dùng gừng củ cắt lát, đun sôi trong 10 phút rồi lọc uống. Thoa dầu gió, dùng thìa bạc đánh gió vùng trán, lông mày, thái dương và xoa bóp vùng da đầu, gáy sẽ nhanh hết đau đầu (không làm quá 3 lần/ngày).
- Nếu đau đầu dai dẳng, kèm buồn nôn thì nên đi khám ngay.
Bệnh về da
- Hay gặp là da bị bong tróc, nứt nẻ, dị ứng (nổi mề đay, cước lạnh)…
- Dấu hiệu: Da khô, thiếu nước dẫn đến nứt nẻ, chảy máu và đau đớn, có thể bị nhiễm trùng, sưng tấy. Việc dùng các chất tẩy rửa, hóa chất làm mất lớp bảo vệ trên da, khiến da mắc các bệnh điển hình mùa lạnh.
- Giải pháp: Theo BS Nguyễn Thành (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương), mùa lạnh phải bổ sung độ ẩm cho da đầy đủ. Khi da có vấn đề phải đến khám ngay ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu (nhất là khi khám vào thời điểm có các tổn thương trên da xuất hiện).
- Bổ sung nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất có tác dụng làm mềm da, duy trì độ ẩm, sự mềm mại, đàn hồi cho da…
- Kem giữ ẩm da nên thay đổi, không dùng lâu một loại và nhớ chọn loại hợp với da nhưng có thành phần bổ sung chất ẩm tự nhiên, kích thích sản sinh collagen – nhằm giữ nước cho da.
- Để phòng bệnh, cần luôn giữ ẩm cho da ở cả người bệnh và người không bị bệnh. Khi vùng da có tổn thương, tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, dầu gội… Nên dùng găng tay, đi bốt để giảm bớt các tổn thương da.
Chứng cước lạnh
- Chứng cước lạnh hay gặp khi nhiệt độ xuống thấp ở vùng da hở ở tay, chân bị phù nề, sưng tấy… Ai cũng có thể phát cước khi tiếp xúc với lạnh giá lâu hoặc mặc đồ ướt, không đủ ấm…
- Giải pháp: Theo BS Nguyễn Thành, cách giảm cước đơn giản là kẹp tay vào vùng nách, làm ấm mũi, tai, mặt bằng cách xoa tay lên. Hoặc ngâm vùng bị cước vào nước ấm.
- Không nên chà xát, massage vùng da cước đang phồng bằng lửa, lò sưởi hoặc làm tan vùng cước vì có thể gây tổn thương sâu. Nếu người bị cước bị giảm thân nhiệt cần đưa đi viện ngay.
- Phòng cước: Mặc đủ ấm (áo trong cùng nên là vải thấm mồ hôi). Luôn giữ ấm cho mặt, nhất là mũi, tai – nơi gặp lạnh thường bị co thắt mạch, lan nhanh ra chân tay. Năng hoạt động để ấm cơ thể. Ngồi lâu thấy tê ngón chân, tay nên cử động liên tục. Ngày lạnh hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh. Không hút thuốc vì gây co thắt các mạch máu và tăng nguy cơ bị cước.
Lạnh chân tay
- Rất nhiều người bị lạnh chân tay, hay gặp ở phụ nữ, người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, sức đề kháng yếu… Hoặc người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp…
- Giải pháp: Nếu lạnh chân tay do mùa đông (không kèm rụng tóc nhiều, mất trí nhớ, tê buốt như bị kim châm, đầu ngón tay chân chuyển màu trắng…), thì có thể xử trí bằng cách: Ngâm chân tay 10 – 15 phút với nước nóng cùng gừng, muối giúp khí huyết lưu thông (có thể thay bằng tinh dầu bạc hà, hoa cúc, nhục quế, oải hương). Lau khô rồi mang tất ấm đi ngủ sẽ rất dễ chịu.
- Phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất và chăm vận động. Giữ ấm chân tay bằng cách đi găng, tất đầy đủ. Đeo khẩu trang, quàng khăn… khi ra đường. Hạn chế để chân tay tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước lạnh.
Thảo dược trị ho hiểu quả.
1. Cam thảo
- Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.
- Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.
2. Cát cánh
- Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.
- Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc.
3. Dâu
- Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.
4. Gừng
- Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.
5. Mạch môn
- Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.
6. Tía tô
- Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.
7. Tiền hồ
- Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15g dạng thuốc sắc.
Bài thuốc trị ho hiểu quả.
- Chữa ho do lạnh: Tía tô, bách bộ, mỗi vị 12g; Húng chanh, sả, mỗi vị 10g; Gừng, trần bì mỗi vị 8g; Bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa ho có đờm: a. Cam thảo 8g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một than. Hoặc b. Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g; Trần bì 100g, cam thảo 60g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1-3g, ngày 3 lần vào sau hai bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Chữa ho viêm họng: Vỏ trắng rễ dâu, bách bộ (bỏ lõi sao vàng), mạch môn, mỗi vị 10g; Vỏ quýt, xạ can, cam thảo dây, mỗi vị 5g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến.
- Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản: Mạch môn, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.
- Chữa viêm phế quản đờm không tiết ra được: Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; Khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm phế quản cấp tính:
+ Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12g; Bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày một thang.
+ Tía tô 12g; Lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; Bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g; Xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
+ Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia 3 lần.
+ Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị 10g; Cát cánh 8g; Bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6g; Trần bì 4g, đại táo 4 quả, gừng 3 lát. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia làm 3 lần.
- Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: Tiền hồ, lá dâu, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm phế quản mạn tính: Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; Trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Dấu hiệu gan bị tổn thương
- Phân nhạt màu (do thiếu sản xuất mật)
- Nước tiểu sẫm màu (vì các thành phần mật bilirubin – màu cam không được lọc)
- Chảy máu hoặc dễ bị bầm tím bất thường (khả năng của gan là sản xuất protein để máu đông bình thường, tránh bị tổn thương)
- Phù (giữ nước)
- Mệt mỏi (có thể là do chức năng trao đổi chất suy gan)
- Mất cảm giác ngon miệng
Khi thấy những dấu hiệu như vậy chúng ta nên lựa chọn cách tự nhiên, đơn giản nhất, để bảo vệ và tăng cường chức năng gan là nhờ vào các loại trái cây.
5 loại trái cây tốt nhất giúp làm sạch, bảo vệ và tăng cường chức năng gan.
1. Bưởi
- Bưởi có chứa các hợp chất kích thích việc sản xuất và hoạt động của các enzym hỗ trợ trong giải độc gan. Hơn nữa, nó giúp “làm sạch” và đào thải các chất gây ung thư ra khỏi gan.
- Ngoài ra, bưởi còn là loại trái cây tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn quá vì nó làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), ngăn ngừa sỏi thận và bảo vệ chống lại một số loại ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày…). Loại trái cây có tính axit này cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả.
- Nếu muốn ăn bưởi nhằm mục đích “làm sạch” gan bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ vì nó có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc như thuốc chống tăng huyết áp, tim mạch, bổ sung canxi, hạ mỡ máu…
2. Cam, quýt
- Cam và quýt là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin E, vitamin B1, vitamin B3, vitamin B9, và caroteniods… rất phong phú. Bên cạnh đó, chúng còn chứa magiê, đồng và kẽm nên rất có lợi cho sức khỏe
- Tất cả những chất dinh dưỡng có trong cam đều cần thiết để hỗ trợ sức khỏe của gan. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong bưởi còn giúp “làm sạch” kí sinh trùng trong gan, đào thải các độc tố trong gan rất tốt.
3. Bơ
- Quả bở có chứa chất xơ, chất béo lành mạnh, và các vitamin như vitamin B, vitamin C và vitamin E. Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe gan tổng thể. Bơ sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione giúp tăng khả năng “làm sạch” của gan.
- Ngoài ra, loại quả này có lợi cho việc sửa chữa tổn thương gan, bảo vệ gan tránh được một loại độc tố mạnh mẽ (galactosamine). Bạn chỉ cần ăn 1-2 quả bơ một tuần là đã giúp cho sức khỏe của gan.
4. Táo
- Táo hoặc nước táo giúp “làm sạch” gan bởi vì nó rất hữu ích trong việc giải độc tố khỏi cơ thể. Nước ép táo có chứa axit malic giúp hòa tan sỏi mật.
- Trong táo còn có chứa một chất xơ gọi là pectin, đây là chất có tác dụng giúp cơ thể đào thải các kim loại nặng được tích lũy từ thực phẩm, nó còn giúp loại bỏ các vi khuẩn đường ruột, viêm bàng quang, ngăn ngừa các bệnh về gan và da.
5. Chanh
- Quả chanh có tác dụng kích thích giải độc và cân bằng mức độ pH trong cơ thể. Là loại quả giàu vitamin C, chanh giúp gan đào thải các chất béo và chất thải sinh hóa ra khỏi cơ thể.
- Bạn nên uống nước chanh ấm buổi sáng (nước ấm trộn với vài giọt nước cốt chanh tươi) để giúp kích thích sản sinh các enzym trong gan nhằm loại bỏ chất thải độc hiệu quả.
- Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho gan như trên, bạn cũng nên áp dụng một chế độ ăn uống thanh lọc cơ thể, tránh ăn nhiều thực phẩm ăn nhanh và tinh chế như khoai tây chiên, khoai tây chiên, bánh quy, bánh mì trắng… tránh các loại đường tinh chế… để giúp gan khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo thói quen hằng ngày để bảo vệ gan bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Không uống quá nhiều rượu, caffeine
- Ăn các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cải bắp, và như vậy. Chúng rất giàu chlorophyll thực vật giúp loại bỏ độc tố rất tốt.
- Ăn củ cải và cà rốt hàng gày vì chúng chứa beta carotene, kích thích các tế bào gan.
- Tỏi cũng được xem là tuyệt vời để làm sạch gan bởi vì nó kích hoạt các enzym gan.
- Uống 8-10 ly nước trong một ngày để cho phép gan để tuôn ra độc tố ra khỏi cơ thể.
- Llựa chọn các loại trái cây và rau quả hữu cơ bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa so với thực phẩm thông thường.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Những điều không nên làm để bảo vệ gan luôn khỏe mạnh.
1. Uống nhiều bia, rượu
Ngày nay, uống bia, rượu gần như trở thành một “thủ tục” không thể thiếu trong giao tiếp xã hội, cho dù đó là để làm kinh doanh hay giao lưu bạn bè. Không phải mọi người không biết rằng rượu có thể “thiêu đốt” lá gan của họ khủng khiếp như thế nào, nhưng bản thân mỗi người lại khó thay đổi điều này bởi nhiều lý do.
Khi uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) chuyển hóa, biến đổi cồn qua một chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2 và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu.
2. Tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sỹ
Phần lớn ý thức dùng thuốc của người dân còn rất kém. Mỗi khi bị bệnh, họ ngại đi khám mà chỉ ra nhà thuốc mua uống tạm. Ngoài ra, nhiều người còn dùng thuốc rất tùy tiện, khi ốm mới uống và khi hết bệnh là tự ngừng, hoặc giảm hoặc tăng liều. Uống thuốc lần này thấy hợp, lần sau lại tiếp tục mua đúng đơn đó về dùng hoặc mách cho người khác mua mà không cần tư vấn bác sỹ.
Việc dùng thuốc và dược chất không đúng, cộng với môi trường sống ngày càng ô nhiễm đã góp phần làm cho gan bị tổn thương vì gan phải làm nhiệm vụ “xử lý” các loại thuốc. Để hạn chế tình trạng tổn thương cho gan, trước tiên mỗi người cần phải thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc gì, đọc kỹ hướng dẫn và phải tuân thủ theo chỉ định bác sĩ. Khi có biểu hiện khác thường trong lúc đang dùng thuốc phải thông báo ngay cho bác sĩ biết để đánh giá xem có phải do thuốc gây ra không.
3. Thiếu ngủ, thức khuya
Trong cuộc sống đô thị hiện đại, cuộc sống về đêm dẫn đến tình trạng thức khuya, thiếu ngủ ngày càng trở nên phổ biến. Thói quen này có những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người, đặc biệt là lá gan. Bởi vì, thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và gây hại cho gan.
4. Cảm xúc tiêu cực, giận dữ, oán giận
Trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc chúng ta gặp phải sự thất vọng, buồn bực, giận dữ hay bất bình… Để tìm kiếm sự cân bằng tâm lý, chúng ta phải giải tỏa những cảm xúc. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng giải quyết tốt những cảm xúc xấu này. Những căng thẳng, mệt mỏi trong đời sống hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông của gan cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường. Chính vì thế mà gây hại cho gan không ít.
5. Ăn nhiều dầu mỡ
Dầu mỡ là một trong những nguồn cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể. Lượng chất béo thích hợp có thể cung cấp năng lượng và duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, lượng thức ăn giàu chất béo quá nhiều, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hóa lại là một cấm kỵ ăn uống vì gây sức ép lên lá gan. Lý do là vì khả năng phân giải của gan đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với chất béo có nguồn gốc thực vật.
6. Hút thuốc
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, điều đó đã được biết đến. Và gan cũng không phải là cơ quan ngoại lệ sẽ bị tổn thương khi bạn hít phải khói thuốc lá. Là một trong những nguyên gây bệnh, thuốc là còn là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh ung thư.
7. Lạm dụng thuốc
Không chỉ tự ý dùng thuốc mới dễ gây tổn thương mà ngay cả khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ thì lá gan của bạn cũng bị tổn thương. Bởi theo các nhà dược học, thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc lại trở thành chất gây độc cho gan. Vì vậy, tránh lạm dụng thuốc, hạn chế dùng thuốc tây quá nhiều, nhất là những thuốc giảm đau.
8. Lười uống nước
Các chất thải, chất độc trong cơ thể đều được phân loại và bài thải ra khỏi cơ thể thông qua lá gan (và thận). Để duy trì chức năng này, cần cung cấp đủ nước cho gan hoạt động. Chính vì thế, lười uống nước cũng là vô tình tự làm hại lá gan của mình đấy. Vậy nên, đừng bao giờ quên bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi thời tiết lạnh. Nếu ngại uống nước lọc, bạn có thể bổ sung bằng nhiều nguồn khác như trà, sữa, nước canh…
Những dấu hiệu của bệnh tim.
- Lo lắng: Lo lắng không chỉ là triệu chứng của bệnh tim mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Nhồi máu cơ tim có thể gây ra sự lo lắng quá mức và cảm giác sợ chết.
- Khó chịu ở ngực: Đau ngực là triệu chứng thường gặp của bệnh tim (nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ), đây là triệu chứng kinh điển của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp nhồi máu cơ tim đều gây ra đau ngực, và ngược lại đau ngực có thể do nguyên nhân từ bệnh ngoài tim, như bệnh của phổi, thành ngực, tiêu hóa. Đau ngực do tim thường có đặc điểm: đau thường ở giữa ngực, sau xương ức, có thể hơi lệch sang trái một ít. Nhiều khi chỉ là cảm giác nặng ở ngực giống “voi đè”, cảm giác ép khó chịu, thắt chặt hoặc đầy ở ngực.
- Ho: Ho kéo dài dai dẳng hoặc khò khè có thể là triệu chứng của suy tim. Suy tim dẫn đến ứ dịch ở phổi, gây ra hai triệu chứng này. Trong vài trường hợp, người suy tim có thể ho ra đàm có máu.
- Chóng mặt: Nhồi máu cơ tim cấp có thể gây ra chóng mặt hoặc nặng hơn nữa là bất tỉnh. Chóng mặt còn có thể do tình trạng rối loạn nhịp tim nặng gây ra.
- Mệt mỏi: Đặc biệt là ở phụ nữ, mệt mỏi không phải là triệu chứng hiếm gặp trong giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp và những tuần sau đó. Nếu lúc nào cũng thấy mệt thì đó có thể là dấu hiệu suy tim. Mệt mỏi còn là triệu chứng do nguyên nhân khác ngoài tim như đái tháo đường, cường giáp, thiếu máu…
- Buồn nôn hoặc chán ăn: Nôn, buồn nôn, chán ăn là các triệu chứng thường gặp của bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên có thể gặp các triệu chứng này khi bị nhồi máu cơ tim cấp.
- Đau ngoài ngực: Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim cơn đau bắt đầu ở ngực và lan lên vai, cánh tay, khuỷu tay, lưng, cổ hoặc bụng. Nhưng có khi không có biểu hiện đau ngực mà lại đau ở vị trí khác ngoài ngực. Cơn đau xuất hiện rồi biến mất. Nam giới bị nhồi máu cơ tim thường đau cánh tay trái. Nữ có cảm giác đau ở cả hai cánh tay, hoặc giữa hai xương bả vai.
- Mạch nhanh hoặc không đều: Nếu thỉnh thoảng tim đập nhanh như đang nhảy dây rồi trở về bình thường thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu mạch nhanh hoặc không đều kéo dài hoặc kèm theo yếu cơ, chóng mặt, khó thở… thì có thể là biểu hiện của nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim.
- Khó thở: Cảm giác hết hơi không thở được nữa khi ngồi nghỉ hoặc khi gắng sức nhẹ có thể là biểu hiện của bệnh phổi như suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên khó thở cũng là triệu chứng của nhồi máu cơ tim, suy tim. Thỉnh thoảng người bệnh nhồi máu cơ tim không có cảm giác ép ngực hoặc đau ngực, thay vào đó là khó thở, cảm giác như vừa chạy bộ quá sức.
- Đổ mồ hôi: Mồ hôi vã ra như tắm dù bạn không vận động và thời tiết chẳng nóng nực gì.
- Phù: Suy tim là nguyên nhân dẫn đến tích tụ dịch trong cơ thể. Điều này dẫn đến phù (thường là ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân và bụng). Các biểu hiện khác xuất hiện cùng với phù là chán ăn và tăng cân.
- Yếu sức: Trong những ngày nhồi máu cơ tim, một số bệnh nhân có biểu hiện yếu sức nặng nề. Có người bệnh yếu đến không thể giữ nổi tờ giấy giữa hai ngón tay.
Cách phòng tránh bệnh tim, bệnh về tim mạch hiểu quả.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá: Các chất dinh duỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch. Chất chống oxy hoá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm của chúng đối với cac mạch máu. Đồng thời, chúng giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Những loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như cam, chuối và nấm cũng có rất nhiều kali giúp điều hoà huyết áp. Các bác sĩ khuyến nghị bạn nên ăn 5-9 phần ăn trái cây và rau quả (ba loại rau và 2 loại trái cây khác nhau) mỗi ngày nhằm bảo đảm cung cấp sự cân bằng các chất dinh duỡng mà cơ thể cần. Ngoài ra, bổ sung hải sản vào thực đơn hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là cá. Bạn nên bổ sung các loại cá như: cà hồi, cá mòi… trong chế độ ăn uống của bạn 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung axit béo omega-3. Chất béo này cũng có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách chúng làm giảm huyết áp và triglycerides của bạn.
- Cắt giảm các chất béo có hại: Chế độ ăn uống ít chất béo được coi như một “tấm lá chắn” giúp bạn chống lại các căn bệnh tim mạch. Điều bạn nên làm là cố gắng cắt giảm lượng chất béo bão hoà có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là thủ phạm khiến mức độ cholesterol xấu tăng và làm giảm cholesterol tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà. Ngoài ra, những loại thực phẩm như bơ thực vật, dầu, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này. Có những điều rất đơn giản trong cuộc sống dưới đây lại có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ảnh minh họa
- Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình: Biết rõ về tình trạng sức khoẻ của mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Hãy tới bác sĩ để kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu, và các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, huyết áp để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình. Nếu bạn có nguy cơ nếu mắc những bệnh liên quan đến tim mạch thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc, tập thể dục… sao cho phù hợp nhất với bạn. Một điều quan trọng khác là, những bệnh liên quan đến tim mạch có phần nhiều yếu tố là do di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có tiểu sử bị bệnh thì bạn càng cần chú ý và đi kiểm tra sức khỏe sớm.
- Chăm tập luyện thể dục: Tập thể dục có thể làm tăng lipoprotein mật độ cao – thường được gọi là cholesterol “tốt”, và giảm lipoprotein mật độ thấp – cholesterol “xấu”. Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hoà hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Không hút thuốc: Hãy nói không với thuốc lá. Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành 2-4 lần. Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp và dày máu khiến nhiều khả năng bị đông máu, là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim. Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ bị “hút thuốc thụ động”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ những người xung quanh bạn. Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim.
Nuôi vật nuôi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Sở hữu một con vật cưng, đặc biệt là nuôi chó có thể giúp con người giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim.
Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng tích cực về sự liên kết giữa thú nuôi và việc giảm yếu tố gây nguy hiểm cho tim.
Nghiên cứu thực hiện với nhiều hơn 5.200 người trưởng thành Mỹ, cho thấy người nuôi thú cưng hoạt động thể chất tích cực hơn so với người không nuôi, điều này là do hoạt động thường xuyên dắt thú cưng đi dạo của người nuôi. Các nghiên cứu trước cũng chứng tỏ thú nuôi có tác động đến người chủ của nó.
Tổ chức tim mạch của Mỹ (AHA) cho biết, 54% người nuôi thú thích các hoạt động thể dục thể thao. Hơn nữa, họ còn nhận ra việc nuôi thú có thể giúp giảm áp lực máu, giảm cấp độ cholesterol và tỷ lệ béo phì.
“Các dữ liệu đã chứng minh thú nuôi, đặc biệt là con chó có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim”, Glenn N. Levine, giáo sư ở đại học Y Baylor nói.
Tuy nhiên, nhà khoa học này không khuyến khích mọi người nuôi thú chỉ với mục đích duy nhất là giảm rủi ro về tim mạch.
Theo một cuộc khảo sát 2011-2012 tại Mỹ, 78 triệu người sống tại Mỹ nuôi chó, và trên 86 triệu người nuôi mèo.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013



Công dụng tuyệt vời từ trái Kiwi
Tăng cường sức khoẻ 
Quả Kiwi còn được gọi là một loại “siêu trái cây”. Một trái Kiwi cung cấp cho bạn các loại vitamin, khoáng chất, calo có trong hơn 27 các loại trái cây phổ biến nhất, do đó nó được xếp hạng trong Top đầu các loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Chất chống oxy hoá
Công dụng tuyệt vời bất ngờ từ Kiwi 1
Kiwi còn một nguồn chất xơ, kali, acid folic, vitamin C và E, carotenoid, chất chống oxy hoá, chất khoáng rất tuyệt vời. Đây đều là các chất cần thiết để xây dựng sự khoẻ mạnh, dẻo dai của cơ thể.
Chỉ số GI thấp 
Kiwi có chỉ số GI thấp (chỉ số Glycemic 48,5) giúp mức đường huyết trong máu luôn được duy trì ổn định. Những thực phẩm có chỉ số GI thấp làm giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường và giúp duy trì trọng lượng cơ thể.
Cung cấp folate cho phụ nữ mang thai 
Phụ nữ mang thai cần khoảng 400 – 800 mg cho sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ăn Kiwi sẽ cung cấp cho bạn một nguồn folate. Folate rất quan trọng trong việc phát triển của não bộ, nhận thức và ngăn ngừa dị tật ở trẻ sơ sinh (cả trước và trong khi mang thai). Folate sản xuất và sửa chữa DNA cũng như hỗ trợ trong việc phân chia tế bào và tăng trưởng ở trẻ.
Đảm bảo đủ chất xơ
Mỗi quả Kiwi có 2.3g chất xơ. Chất xơ hòa tan thức ăn hỗ trợ tiêu hóa và đảo ngược vấn đề táo bón giảm cảm giác đầy bụng.
Chất xơ trong quả Kiwi là tạo môi trường cho các vi khuẩn có lợi sống trong hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể liên kết với các chất có hại trong đường tiêu hóa và thải các chất độc hại ra ngoài. Hàm lượng chất xơ cao trong Kiwi còn giúp duy trì trọng lượng.
Trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi 
Ăn một nửa trái Kiwi bạn sẽ có một lượng kali khi ăn một trái chuối và lượng calo thì lại ít hơn. Kiwi là một loại trái cây lý tưởng cho người cao tuổi dễ bị loãng xương do thiếu trầm trọng nồng độ kali trong cơ thể. Kali là rất quan trọng cho chức năng tim tốt và cũng đóng một vai trò quan trọng trong xương và cơ
Xây dựng cơ bắp và dây thần kinh
Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Trong trái Kiwi chứa nhiều hơn 20mg magiê. Magiê giúp duy trì chức năng cơ bắp và dây thần kinh, giữ nhịp tim ổn định, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường xương. Nó cũng điều chỉnh lượng đường trong máu giúp bình ổn huyết áp bình thường. Magiê còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein.
Chậm quá trình lão hóa
Kiwi là một cách tự nhiên bổ sung các chất chống oxy hóa polyphenol, carotenoid và chất phytochemical giúp giảm tổn thương tới tế bào.
Ăn quả Kiwi hàng các chất chống oxy hóa sẽ giúp bạn chống lại các tổn thương DNA và tế bào gây ra bởi các gốc tự do và oxy hóa. Chất chống oxy hóa cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin E trong trái Kiwi cũng cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát. Nghiên cứu đã chứng minh rằng tổng số hoạt động chống oxy hóa trong dịch 50mg/ml và của trái Kiwi là 96-98% làm cho nó là trái cây lý tưởng để bảo vệ tim mạch. Chỉ ăn 2 – 3 quả Kiwi một ngày đã được chứng minh là làm giảm huyết kết tập tiểu cầu. Kết tập tiểu cầu là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
Giảm nguy cơ suy giảm thị lực 
Kiwi là một trong những trái cây tốt nhất có chứa lutein. Lutein là một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự suy giảm của thị lực liên quan đến tuổi tác gây ra mù lòa. Hàm lượng vitamin E trong quả Kiwi có thể giúp suy thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013



Đậu Đen
Tên khác của Đậu Đen: Có tên khoa học gồm danh pháp hai phần: Vigna cylindrica Skeels hay là Vigna unguiculata Walp. subsp. cylindrica (L.) Verdc.), thuộc phân họ Đậu (Faboideae), có tên thuốc theo Đông y là ô đậu, hắc đại đậu, hương xị.
Miêu tả cây Đậu Đen: Đậu đen là loài cây phân họ Đậu mọc hằng năm, toàn thân không lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, lá chét giữa to và dài hơn lá chét hai bên. Hoa màu tím nhạt. Quả giáp dài, tròn, trong chứa 7 đến 10 hạt màu đen.
Thành phần hóa học của Đậu Đen: Có chứa albumin, sinh tố A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin.
Công dụng của Đậu Đen: Đậu Đen tính hơi ôn, vị ngọt, qui kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, chữa được cước khí, bồi bổ cơ thể.
- Có tác dụng khử độc sulfates: Do có chứa khoáng chất vi lượng molypden – một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. Nếu ai cơ thể nhạy với sunfit thì phải bổ sung để nó khử độc. Một bát đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước trong dạ dày và hình thành ra loại gel làm giảm quá trình chuyển hóa carbohydrate có trong đậu đen. Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol, nó liên kết với acid mật – thành hần làm tăng cholesterol. Do không được cơ thể hấp thụ nên khi đào thải ra ngoài, chất xơ mang theo cả acid mật và kết quả hàm lượng cholesterol của cơ thể giảm theo. Ngoài ra, do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh khó chịu có liên quan.
- Giàu chất chống oxy hóa: Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Hoa Kỳ đầu tháng 3 vừa qua cho biết, đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… Đặc biệt đậu càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu chất anthocyanins, chất chống oxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như: cam, nho hoặc dâu.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Một nghiên cứu được thực hiện ở 16.000 đàn ông trung tuổi thuộc 7 quốc gia trong vòng 25 năm, do các nhà khoa học quốc tế thực hiện cho thấy những người ăn nhiều cá, đậu đen, rau xanh, ngũ cốc và sử dụng rượu vang điều độ là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.
- Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết: Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết. Tại Mỹ, người ta đã thực hiện một nghiên cứu đối chứng những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 được chia làm 2 nhóm, nhóm ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với người ĐTĐ, khẩu phần ăn có 24g chất xơ/ngày và một nhóm khác dùng tới 50g chất xơ/ngày. Kết quả hai nhóm đều giảm lượng đường huyết và insulin nhưng ở nhóm sau lượng cholesterol toàn phần giảm được gần 7%, triglycerid giảm 10,2% và hàm lượng cholesterol xấu giảm 12,5%.
- Tăng cường sắt và măng- gan cho cơ thể: Đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Măng-gan, vi lượng có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu măng-gan cho cơ thể mỗi ngày.
- Nguồn bổ sung protein cho cơ thể: Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hứu ích, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng.
Bài thuốc từ Đậu Đen:
- Chữa đau bụng dữ dội: đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.
- Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: Đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.
- Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động hoặc đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh: Đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao mà ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.
- Chữa trúng phong, thình lình tay chân co rút không cựa được: Ðậu đen xanh lòng 3 thăng cho vào chõ đồ, đổ vào 2 thăng giấm, đang khi nóng bưng đổ xuống đất rồi trải chiếu lên đậu cho bệnh nhân nằm; đắp mền áo nhiều lớp, chờ khi đậu nguội thì lấy bớt mền dần dần, nhưng phải cho một tay vào mền để xoa nắn, kéo chỗ bị co rút; rồi lại đổ đậu làm như thế và cho uống thang trúc lịch, thực hiện như vậy 3 ngày là khỏi.
- Chữa thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: Ðậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.
- Chữa trúng hàn: Ðậu đen sao cháy. Ðang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.
- Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: Ðậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2-3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2, 3 lần, tác dụng rất hay.
- Chữa uốn ván do trúng phong, cảm thấp mà sinh bệnh, người ngay đơ, thẳng cứng, cấm khẩu như bệnh động kinh: Ðậu đen 1 thăng sao hơi chín, tán nhỏ cho vào chõ nấu đến khi lên hơi thì lấy xuống, cho 3 thăng rượu vào ngâm. Uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi rồi dùng thuốc cao mà dán.
- Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Ðậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.
- Chữa ngộ độc do ăn rau quả: Ðậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.
- Chữa bất tỉnh do say rượu: Ðậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.
- Chữa ngộ độc ô dầu, phụ tử, thiên hoàng, nấm dại: Ðậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống là khỏi.
- Chữa phù thũng, nằm ngồi không yên: Ðậu đen 1 thăng, nước 5 thăng, nấu còn 3 thăng, chế vào 5 thăng rượu, lại nấu còn 3 thăng. Chia làm 3 lần và uống nóng, uống đến khi lành mới thôi.
- Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt: giá Đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.
- Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: Ðậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.
- Chữa thượng tiêu có nhiệt, khạc ra máu hoặc ra đờm có máu, buồn phiền, háo khát: Ðậu đen 3 vốc, tử tô cành và lá 1 nắm, ô mai 2 quả, nước 1 bát. Nấu chín rồi hòa vào 1 muỗng nước gừng. Uống dần sau khi ăn.
- Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết): Ðậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.
- Chữa đau đầu: Ðậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.
- Chữa bụng đau như bị đánh: Ðậu đen nửa thăng sao cháy, rượu 1 thăng. Nấu sôi uống cho say sẽ lành.
- Chữa tiêu chảy hoắc loạn, trên không thổ được, dưới không tả được, toát mồ hôi lạnh, sắp chết: Ðậu đen 1 vốc, nghiền sống hòa với nước rồi uống.
- Chữa đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Ðậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. Ðể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.
- Chữa mất ngủ: Ðậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.
- Chữa bệnh đái tháo đường: 1. Ðậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước. 2. Ðậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.
- Kinh trị âm chứng bí phương: Ðậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
Món ăn ngon và bổ từ Đậu Đen:
- Chè đậu đen: Món chè ngon ăn mùa hè với đá rất mát, ăn nóng mùa đông cũng thích hợp. Nguyên liệu cần: 300g đậu đen; 80g đường cát trắng; 1/2 thìa cà phê muối; 1 lon nước cốt dừa (200ml); 1 thìa cà phê bột năng.
Bước 1: Đậu đen vo sạch với nước, nhặt bỏ những hạt nổi trên mặt nước.
Bước 2: Ngâm đậu đen qua đêm với nước lạnh, lúc ngâm thêm vào chút muối.
Bước 3: Hôm sau đổ ra rổ cho ráo nước, đổ nước lạnh ngập mặt đậu.
Bước 4: Đun đến khi hạt đậu mềm, đổ từ từ đường vào nồi đậu, đun lửa nhỏ để đậu thấm đường.
Bước 5: Trộn nước cốt dừa với chút muối, đường và một thìa cà phê bột năng, đun lửa nhỏ để nước cốt dừa đặc lại.
Bước 6: Đậu mềm, múc ra bát dùng nóng, bên trên múc vào 1 đến 2 thìa nước cốt dừa.
- Súp rau và đậu: Các loại đậu đầy sắc màu xanh, đen, trắng, đỏ. kết hợp với rau củ làm nên sự phong phú và cung cấp nhiều dưỡng chất cho những món chay từ đậu. Nguyên liệu cần: 200g đậu đen – 50g nấm đông cô – 1 củ cà rốt – 50g khoai tây – 1 thìa cà phê muối – 2 thìa cà phê hạt nêm – 1/2 thìa cà phê đường – 1 thìa cà phê bột năng – 1 thìa cà phê tiêu.
Bước 1: Đậu đen ngâm nở, luộc mềm. Nấm đông cô rửa sạch, cà rốt, khoai tây gọt vỏ. Tất cả xắt hạt lựu cùng bắp non.
Bước 2: Đun sôi 2 chén nước lạnh, cho đậu đen, nấm đông cô, cà rốt, khoai tây vào nấu mềm, nêm muối, hạt nêm, đường vừa ăn. Hoà bột năng với 1 thìa súp nước lạnh từ từ đổ vào nối súp, đun nhỏ lửa đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt, tắt bếp.
Bước 3: Múc ra chén, dùng nóng.
- Canh đỗ đen ngô non: Một bát canh bổ dưỡng với đỗ đen và ngô non cho bạn cảm giác dễ chịu, vị ngọt tự nhiên khi ăn, rất thích hợp trong tiết trời giao mùa này.
Nguyên liệu cần: 2 thìa dầu ăn; 1 củ hành tây cỡ vừa; bóc vỏ thái nhỏ; Rau mùi thái nhỏ; Cần tây; 1 củ cà rốt thái nhỏ; Vài nhánh tỏi, băm nhỏ; Cà cua hộp hoặc cà chua tươi thái nhỏ; 2 chén nước dùng gà; 100 gr đỗ đen; 1 chén ngô ngọt; Muối tiêu, ớt.
Bước 1: Đỗ đen rửa sạch, ngâm nở
Bước 2: Đỗ đen có thể được hầm riêng với nồi áp suất để nhừ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian nấu món canh này.
Bước 3: Cho dầu ăn vào nồi, đun nóng. Cho tỏi vào phi thơm rồi sau đó cho cà cà rốt vào đảo trước rồi cho hành tây vào tiếp, nêm chú gia vị, xào đến khi hành trở nên trong và cà rốt mềm là được. Bước 4: Cho thêm 1 quả ớt nếu bạn ăn được cay
Bước 5: Nếu bạn không hầm đỗ đen trước thì cho đỗ đen vào đun với nước dùng gà, độ 10 phút rồi cho cà chua vào, để sôi vừa trong 10 phút nữa, nêm nếm gia vị.
Bước 6: Khi đỗ đen đã chín mềm thì cho ngô ngọt vào cùng. Tiếp đó cho phần cà rốt và hành vừa xào vào chung, đun nồi canh thêm 5 phút, cho cần tây và rau mùi vào rồi tắt bếp.
Ăn với cơm hay bánh mỳ đều ngon