Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Mít là loại quả ngon ngọt, là cây thuốc chữa bệnh có mặt trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Ngoài việc được dùng làm món ăn tráng miệng hàng ngày hoặc sử dụng để nấu canh, kho cá, xào với thịt, làm gỏi thì mít còn được biết đến với nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời.
Chữa bệnh ung thư với quả mít
Mít là trái cây nhiều dinh dưỡng
chua benh ung thu voi qua mit 1 400x240 Chữa bệnh ung thư với quả Mít
Mít là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời
Một chén nước ép từ mít cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể cao nhất, có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và một số bệnh lây nhiễm.
Chữa bệnh ung thư với quả mít
Hoạt chất trong mít chống ung thư
Hoạt chất trong mít chống ung thư
Trong mít chứa những hoạt chất giúp loại bỏ các tế bào ung thư và chống lão hóa . Vì thế, ăn mít thường xuyên sẽ giúp ta phòng và chữa bệnh ung thư, ngoài ra sẽ giúp cho các chị em luôn giữ được sự trẻ trung phải không nào.
Chống loét và rối loạn tiêu hoá
Trong mít đặc biệt chứa nhiều hàm lượng chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm được tối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột(đại tràng).
Ngừa bệnh quáng gà
Với nguồn vitamin A dồi dào có sẵn bằng ¼ ly cà rốt đem lại, mít rất tốt cho mắt, đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt, điển hình là bệnh quáng gà.
Giảm nguy cơ đột quỵ
Chất Kali chứa trong các múi mít đã được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Chính vì vậy, ăn mít thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ các cơn đau tim và phòng ngừa các cơn đột quỵ.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Cây Bỏng Nổ 1 Cây Bỏng Nổ
Cây Bỏng Nổ
Tên khác: Cây nổ, Bỏng nẻ.
Tên khoa học: Flueggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Là cây thuốc Việt Nam, Cây nhỏ, cao 2-3m. Cành già màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Lá kèm hình tam giác. Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa ở nách. Hoa đực thành cụm nhiều hoa; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp 2-3 cái. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân, rễ.
Thành phần hoá học: Alcaloid (securinin), tanin.
Công dụng: Cành, lá có tác dụng thu liễm. Vỏ chát, có độc cũng có tác dụng thu liễm. Cành lá sắc lấy nước có thể diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng. Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được. Rễ chứa sốt nóng, khát nước, chóng mặt, chân tay run; ở Ấn Độ, rễ được dùng làm thuốc trị bệnh lậu. Vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá.
Cách dùng, liều lượng: Rễ thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước sắc.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Cây Bòng Bong 1 400x300 Cây Bòng Bong
Cây Bòng Bong
Tên khác: Thòng bong
Tên khoa học: Lygodium sp., họ Bòng bong (Schizaeaceae). Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi.
Mô tả: Bòng bong là cây thuốc quý thuộc loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bảo tử nang.
Bộ phận dùng: Cả dây mang lá (Herba Lygodii.)
Thành phần hoá học: Flavonoid, acid hữu cơ.
Công dụng: Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau. Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh)
Bài thuốc:
-Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, Phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá Trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho Phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương.
-Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng một lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá Mỏ quạ tươi và lá Thòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng một lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá Mỏ quạ tươi, lá Thòng bong, lá Hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng một lần (Tạp chí Đông y 4/1966)

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Cây Bối Mẫu 1 400x347 Cây Bối Mẫu
Cây Bối Mẫu
Tên khác: Xuyên bối mẫu, Triết bối mẫu, Thổ bối mẫu.
Tên khoa học: Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.) cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don), và một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria spp.), họ Hành (Liliaceae)
Mô tả:
1. Xuyên bối mẫu là loại cây mọc lâu năm, cao chừng 40-60cm. Lá gồm 3-6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Hoa hình truông chúc xuống đất, dài 3,5 đến 5cm, ngoài màu vàng lục nhạt. Có ở Tứ xuyên, Trung Quốc, vì vậy gọi là Xuyên bối mẫu.
2. Triết Bối mẫu: Cây này khác Xuyên bối mẫu ở chỗ lá hẹp hơn, 3-4 lá mọc vòng và dài 2-3cm. Cây này có ở Triết giang nên gọi là Triết bối mẫu hoặc Tượng bối mẫu.
Bộ phận dùng: Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.) cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don), và một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria spp.), họ Hành (Liliaceae).
Phân bố: Cây ưa khí hậu mát, vùng ôn đới, vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hóa học chính: Các alcaloid, tinh bột
Công dụng: Cây thuốc quanh ta Bối Mẫu để Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chữa ho, ung nhọt ở phổi, teo phổi, nhọt vú, tràng nhạc, bướu cổ, thổ huyết.
Bài thuốc:Không dùng phối hợp với Phụ tử, Ô đầu.
+ Trị thương hàn chứng Dương minh kinh: Bối mẫu, Tri mẫu, Tiền hồ, Cát căn, Mạch đông, Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị sốt rét có đàm: Bối mẫu, Quất bì, Tiền hồ, Thạch cao, Tri mẫu, Mạch môn đông, Trúc lịch (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ho do phế nhiệt trong ngực nóng nẩy bực tức, dùng Bối mẫu, Thiên môn, Mạch môn, Tang Bạch bì, Tỳ bà diệp, Bách bộ, Cát cánh, Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị các loại nhiệt độc, đinh nhọt, ung thư: Bối mẫu, Cam cúc (sống), Tử hoa địa đinh, Kim ngân hoa, Bạch cập, Bạch liễm, Thử niêm tử, Cam thảo, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị phong rút co giật: Bối mẫu, Thử niêm tử, Huyền sâm, Qua lâu căn, Bạch cương tàm, Cam thảo, Cát cánh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị các loại lao, lao vú, lao hạch dùng Bối mẫu, Uất kim, Quất diệp, Liên kiều, Qua lâu căn, Thử niêm tử, Hạ khô thảo, Sơn từ cô, Sơn đậu căn, Huyền sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị nôn ra mủ máu do phế nhiệt: Bối mẫu, Bách bộ, Bách hợp, Ý dĩ nhân, Mạch môn, Tô tử, Uất kim, Đồng tiện, Trúc nhự, Ngư tinh thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phiền uất không thư thái, làm khoan khoái dễ chịu trong ngực: Bối mẫu bỏ lõi, sao với nước gừng, tán bột, trộn với nước gừng làm thành viên. Mỗi lần uống 70 viên (Tập Hiệu Phương).
+ Hóa đàm giáng khí, cầm ho giải uất, tiêu thực trừ nê, ruột căng sình, dùng Bối mẫu (Bỏ tim) 40g, Hậu phác (chế gừng) 20g. tán bột, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước (Đặng Bút Phong Tạp Hứng Phương).
+ Trị ho gà, trẻ nhỏ có đàm nhớt: Bối mẫu 20g, Cam thảo sống 4g, Chích thảo 4g. Tán bột, sao với đường làm viên to bằng hạt súng. Mỗi lần uống 1 viên với nước cơm (Toàn Ấu Tâm Giản Phương).
+ Trị đàn bà có thai, ho: Bối mẫu (bỏ tim), Miến sao vàng, tán bột, sao với đường cát hồ làm viên to bằng hạt súng. Mỗi lần ngậm nuốt 1 viên (Cấp Cứu Phương).
+ Trị có thai mà tiểu khó: Bối mẫu, Khổ sâm, Đương qui đều 160g, tán bột, làm viên với mật to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 3 – 10 viên (Quỷ Di Phương).
+ Trị sữa không xuống: Bối mẫu, Tri mẫu, bột Mẫu lệ, đều bằng nhau, tán bột. Mỗi lần 4g, với nước hầm giò heo ngày 2 lần (Nhị Mẫu Tán – Thang Dịch Bản Thảo).
+ Trị nước mắt sống chảy làm mắt lem nhem: Bối mẫu 1 củ, Hồ tiêu 7 hạt, tán bột, điểm vào mắt (Nho Môn Sự Thân).
+ Trị mắt có mộng thịt: Bối mẫu, Chân đơn hai vị bằng nhau, tán bột. Hàng ngày điểm vào mắt (Trửu Hậu Phương).
+ Trị mắt có mộng thịt: Bối mẫu, Đinh hương, hai vị bằng nhau, tán bột, trộn với sữa điểm vào mắt (Trích Huyền Phương).
+ Trị nôn ra máu không cầm: Bối mẫu sao vàng, tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với nước tương nóng, có thể trị được chứng chảy máu cam (Thánh Huệ Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị Nga khẩu sang, miệng trắng lở: Bối mẫu (bỏ tim) tán bột 2g, 5 phân nước, 1 chút mật ong, sắc lấy nước rơ vào miệng mỗi ngày 3 lần (Thánh Huệ Phương).
+ Trị vú sưng giai đoạn đầu: Bối mẫu uống 8g với rượu, bóp sữa ra thì thông (Dương Nhân Trai Trực Chỉ Phương).
+ Trị dịch hoàn đau nhức do sưng tấy: Bối mẫu, Bạch chỉ, hai vị bằng nhau, tán bột. Uống với rượu hoặc sắc với rượu uống, còn bã đắp lên nơi đau (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị bạch điến, tử điến: Bối mẫu, Nam tinh, hai vị bằng nhau, tán bột, dùng Gừng sống gĩa nát lấy nước, trộn với thuốc bột bôi. Có thể dùng Bối mẫu, Gừng khô hai vị bằng nhau tán bột xong vào phòng kín tắmsạch, lấy thuốc sát vào chờ cho ra mồ hôi thì tốt (Đức Sinh Đường Phương)
+ Trị bạch điến, tử điến: Gừng sống sát mạnh vào da xong, mài Bối mẫu với giấm bôi vào (Đàm Dã Oâng Phương).
+ Trị bạch điến, tử điến: Bối mẫu, Bách bộ hai vị bằng nhau, tán bột, uống với nước gừng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị Nhện độc cắn: Buộc chặt gần chỗ bị cắn, đừng làm cho độc chạy đi, dùng Bối mẫu tán bột, uống 20g với rượu, khi say thì thôi, lát sau rượu hóa hơi nước tan ra khỏi nơi bị cắn. Khi nước chảy ra thì lấy bột thuốc rắc vào cho kín miệng. Bài này có thể trị được rắn rít cắn (Dương Nhân Trai Trực Chỉ Phương).
+ Trị lao hạch: Huyền sâm 16g, Bối mẫu 12g, Mẫu lệ 20g. Tán bột, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống 12g với nước (Tiêu Loa Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vú mới bị sưng: Bối mẫu, Thiên hoa phấn, mỗi thứ 12g, Bồ công anh 20g, Liên kiều 12g, Thanh bì 8g, Đương quy 12g, Lộc giáo 12g sắc uống (Tiêu Ung Tán Độc Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phát sốt do âm hư, ho đàm ít: Tri mẫu 12g, Bối mẫu 12g, gia thêm vài lát gừng sắc uống (Nhị Mẫu Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho lâu ngày, thở gấp: Bối mẫu 12g, Hạnh nhân 8g, Mạch đông, Tử uyển mỗi thứ 12g, sắc hoặc tán bột uống (Bối Mẫu Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Cây Bọ Mẩy 1 400x300 Cây Bọ Mẩy
Tên khác: Đại thanh
Tên khoa học: Clerodendron cyrtophyllum Turcz, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m có các cành màu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục- mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6-15cm, rộng 2-5,7cm đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn và hơi nhọn: phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng ít khi đỏ, hợp thành ngù, hoa ở đầu các cành phía ngọn cây: nhị thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạnh hình trứng tròn, có đài. Mùa hoa ra vào tháng 6, tháng 8.
Bộ phận dùng: lá (Folium Clerodendri – có nơi gọi là Đại thanh diệp), rễ tươi hoặc khô (Radix Clerodendri); Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.
Thành phần hoá học: Alcaloid.
Công dụng: Là cây thuốc Việt Nam có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, lương huyệt, giải độc, tán ứ, chỉ huyết.Chữa sởi, viêm họng, chảy máu chân răng, trị lỵ cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Dùng uống sau khi đẻ để chữa ho, thông huyết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
- Bệnh ôn nhiệt, sốt nóng mùa hè, chứng thực nhiệt, sốt cao, nhức đầu, tâm phiền khát nước, dùng 12-20g lá Bọ mẩy tươi nấu nước,hoà với đường cho uống.
- Trẻ em sốt bại liệt, sốt viêm não, sốt phát ban, quai bị, sốt xuất huyết:
Bọ mẩy, Kim ngân, Thạch cao, Huyền sâm, mỗi vị 20g , Sắc uống.
- Ngộ độc Nhân ngôn hay Bã đậu: Dùng rễ Bọ mẩy tươi giã nhỏ, chế nước và vắt lấy nước cốt, hoà đường cát vào uống càng nhiều càng tốt để giải độc.
- Chữa lỵ trực trùng, dùng rễ Bọ mẩy, rễ Phèn đen, mỗi vị 15g sắc uống.
- Đàn bà rong huyết: Ngó sen sấy khô, giã nát rồi trộn với rễ Bọ mẩy nấu nước uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh.
- Cầm máu khi băng huyết: Lá Bọ mẩy tươi giã ra, thêm nước gạn uống.
- Viêm gan B truyền nhiễm: Dùng lá và rễ Bọ mẩy tươi giã ra từ 15-30g nấu nước uống, cách 4 giờ một lần.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Theo y học cổ truyền, tai biến mạch máu não thuộc phạm trù “trúng phong”. Qua giai đoạn nguy kịch thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội như: “bán thân bất toại” (liệt nửa người), “khẩu nhãn oa tà” (miệng méo, mắt xếch), đại tiểu tiện không tự chủ…
Y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc hỗ trợ điều trị di chứng tai biến mạch máu não gây ra, sau đây xin
giới thiệu để mọi người cùng tham khảo và kết hợp cùng y học hiện đại điều trị các di chứng chứng này.
Hỗ trợ điều trị rối loạn ngôn ngữ (khó nói)
- Nếu phong đờm ở họng gây nên khó nói, nói ngọng thì phải khu phong, trừ đờm, thông khiếu, cho uống bài Thần tiên giải ngữ đơn: Bạch phụ tử 4g, xương bồ 12g, viễn chí 8g, thiên ma 8g, toàn yết 4g, khương hoạt 12g, nam tinh 6g, mộc hương 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
dieu tri di chung tai bien mach mau nao 1 400x240 Điều trị di chứng của bệnh tai biến mạch máu não
Điều trị di chứng tai biến mạch máu não
Quả sơn thù là một trong những cây thuốc dân gian quý giúp điều trị di chứng tai biến mạch máu não.
- Nếu do thận khí hư suy, tính khí không lên được gây nói khó, nói ngọng thì cho uống Địa hoàng ẩm tử: Thục địa 16g, ba kích 16, sơn thù 12g, nhục thung dung 12g, hắc phụ tử 8g, quan quế 8g, thạch giải 16g, phục linh 12g, thạch xương bồ 12g, viễn chí 8g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml nước, sắc còn 250ml chia 3 lần uống trong ngày.
Chú ý: Người tăng huyết áp không được uống bài thuốc này.
Đại tiểu tiện không tự chủ (do thận hư)
Phải tư bổ thận âm và bổ thận dương, dùng bài thuốc Địa hoàng ẩm tử (như trên).
Phải ôn bổ mệnh môn, chỉ tả sát trường, dùng bài thuốc Tứ thần hoàn: Nhục đậu khấu 50g, ngũ vị tử 80g, phá cổ chỉ 160g, ngô thù du 40g. Tất cả các vị tán mịn. Sinh khương, gừng tươi 320g, đại táo 100 quả đồ chín lấy thịt quả giã nhuyễn trộn đều với bột mịn các vị thuốc trên hoàn thành viên, mỗi viên 3g. Ngày uống 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 5 viên.
Hỗ trợ điều trị di chứng bán thân bất toại
Đây là di chứng nặng nề nhất, làm cho người bệnh không hoặc khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Tùy theo nguyên nhân mà cách điều trị có khác nhau.
- Do khí huyết hư không đủ nuôi dưỡng cơ nhục, làm trở ngại kinh lạc thì phải dưỡng khí, ích huyết, ôn kinh bằng thuốc bổ trung ích khí gia phụ tử uống với thất vị đại hoàng hoàn.
Bài thuốc Bổ trung ích khí: Hoàng kỳ 20g, cam thảo 8g, nhân sâm 12g, đương quy 12g, trần bì 10g, thăng ma 4g, sài hồ 4g, bạch truật 12g, phụ tử 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cho 600ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc Thất vị đại hoàng toàn: thục địa 320g, sơn thù 160, phục linh 120g, sơn dược 160g, đơn bì 120g, nhục quế 40g, trạch tả 120g. Tất cả các vị tán bột mịn, hoàn viên 4g, mỗi lần uống 2-3 viên với thang Bổ trung ích khí gia phụ tử.
- Do phong tà làm tắc mạch (mạch tý) thì phải thông dương, ích khí, điều hòa dinh vệ và cho uống bài: hoàng kỳ, quế chi ngũ vật thang. Hoàng kỳ 16g, bạch thược 16g, sinh khương 16g, quế chi 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào ba kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.
Theo nghiên cứu hiện đại, đậu phụ không những giàu chất đạm với hệ số hấp thu cao mà còn chứa nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bởi thế, các nhà dinh dưỡng học gọi đậu phụ là “thịt thực vật”.
Chữa bệnh cao huyết áp với đậu phụ mộc nhĩ đây là bài thuốc chữa bệnh hay cho mọi nhà trong việc phòng tránh và trị bệnh cao huyết áp.
chua benh cao huyet ap voi dau phu moc nhi 1 400x240 Chữa bệnh cao huyết áp với đậu phụ và mộc nhĩ
Đậu phụ không chứa cholesterol, thậm chí còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, đây quả thực là một trong những thực phẩm lý tưởng đối với những người bị bệnh cao huyết áp nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung.
Sau đây là một số món ăn từ đậu phụ giúp phòng và chữa bệnh rất hiệu quả
Món 1: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn.
Công dụng: ích khí hoà trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng tuần hoàn động mạch vành.
Món 2: Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.
Công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, thích hợp cho những người béo, chữa bệnh cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.
Món 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn.
Công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.
Món 4: Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.
Công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị bệnh cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý ung thư.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Để điều trị giảm mỡ máu có hiệu quả cần phải tuân thủ lối sống thật khoa học, tập luyện thể thao thật đều đặn, kiêng uống rượu bia và các chất kích thích… Trong đó cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để giúp loại trừ hoặc hạ bớt hàm lượng cholesterol trong máu.
Sau đây xin giới thiệu một số món ẵn giúp phòng và điều trị căn bệnh này bằng các cây thuốc và vị thuốc hay của Việt Nam.
1. Cháo cà rốt, gạo tẻ: Một ít cà rốt tươi vừa đủ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem nấu cháo với gạo tẻ loại ngon, dùng 2 bữa sáng, chiều. Món này có thể ăn thường xuyên, lâu dài, sẽ có lợi trong việc phòng và chữa bệnh cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao tuổi. Những người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo này cũng rất tốt.
2. Cháo gạo tẻ, lá sen: Dùng 1 lá sen thật to, rửa sạch, đem nấu kỹ, bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen đó, cùng một ít đường phèn và nấu thành cháo. Món cháo bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ, hạ huyết áp, người có máu nhiễm mỡ, cảm nóng, đầu óc choáng váng, quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ… rất hiệu quả.
3. Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vào vừa đủ, nấu thành cháo, sau đó cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun tiếp cho sôi. Người có máu nhiễm mỡ dùng thường xuyên cháo này rất tốt. Món này còn thích hợp cho người có bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành.
Điều trị giảm mỡ máu bằng ăn uống
dieu tri giam mo mau bang an uong 1 400x240 Điều trị giảm mỡ máu bằng ăn uống
4. Nước sơn tra pha đường: Mỗi lần dùng 15 – 20g vị thuốc sơn tra đã phơi khô, đem nấu kỹ, bỏ bã, lấy nước cho vào đường uống thay nước trà trong ngày.
5. Hà thủ ô, thảo quyết minh: Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 – 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.
6. Lá cát cánh tươi: luộc trong 30 phút vớt ra đem phơi khô để dùng. Mỗi lần dùng 10g, hãm với nước sôi uống thay trà, sẽ giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng trừ bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, chữa bệnh mất ngủ.
7. Trà sơn tra, ngân hoa, cúc hoa: Mỗi thứ 25g, đem nấu nước uống thay nước trà, có tác dụng thông kinh mạch, giảm lượng mỡ trong máu.
8. Canh hạ khô thảo nấu với thịt heo nạc: Hạ khô thảo 20g, thịt heo nạc 50g (thái mỏng). Cả hai đem nấu với lửa nhỏ đến chín. Chia 2 lần dùng trong ngày. Có công dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu.
9. Nước râu ngô: Dùng 100g râu ngô, đem nấu để lấy 3 chén nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục 5 ngày, có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Atisô được coi là cây thuốc quý của Việt Nam đối với gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe, làn da.
chua benh viem gan xo gan voi atiso 1 400x240 Chữa bệnh viêm xơ gan với cây Atisô
Trà Atisô đang được nhiều người ưu thích và sử dụng hàng ngày vì vị thơm ngon, bổ dưỡng và những tác dụng kỳ diệu của nó đối với sức khỏe. Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).
Theo từ điển dược học, Atisô được biết đến như là một cây thuốc lợi mật, cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa. Hoa Atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa, mát gan, lợi tiểu, thường dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm – vì sẽ bị đắng, khó ăn). Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, giảm đau dạ dày.
Thực đơn hàng ngày nên bổ sung thêm Atisô chữa bệnh viêm gan xơ gan với Atisô
Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa: Atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).
Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư: Atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
Tốt cho gan: Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc chữa bệnh viêm gan xơ gan.
Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Điều trị chứng buồn nôn: Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.
Giảm cholesterol: Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
Lượng chất xơ cao: Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.
Không nên lạm dụng Atisô
Tuy Atisô không độc, nhưng Atisô có vị đắng, theo Đông y, tỳ vị (dạ dày) thích vị ngọt chứ không thích vị đắng, vì vậy nếu dùng lâu ngày hoặc dùng lượng lớn sẽ có thể làm tổn hại dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy rất ít gặp trường hợp dị ứng với Atisô, tuy nhiên nếu tiếp xúc thường xuyên với Atisô đôi khi bị dị ứng. Đã có trường hợp nhạy cảm chéo với chất chrysantheme, arnica và pyrethrum (là những hoạt chất có trong Atisô).
Vì vậy dùng lượng lớn hoặc dùng thường xuyên là điều không nên.
Từ lâu, Atisô được biết đến với công dụng giúp giải nhiệt hiệu quả. Vậy nên mọi người thi nhau sử dụng mà không biết rằng nếu lạm dụng, chúng cũng gây hại cho sức khỏe.
Vị ngọt thanh mát của thức uống khiến cơ thể trở nên mát mẻ, nhẹ nhàng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt là làm mát gan, lợi mật và tăng cường bài tiết nhưng đã có không ít người lạm dụng thức uống này dẫn đến phản tác dụng. Atisô cũng là một loại thuốc nên việc sử dụng cần đúng liều lượng nếu không, sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng nếu sử dụng atisô quá nhiều. Việc sử dụng sản phẩm này không đúng cũng khiến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là gan, mật phải làm việc nhiều nên vô tình lại gây hại chứ không có tác dụng trị bệnh.
Bên cạnh đó, atisô còn có tính hàn nên không thích hợp với người ăn uống khó tiêu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Vì vậy, không chỉ riêng với atisô mà với bất kỳ thảo dược nào cũng thế, người bệnh và người muốn phòng bệnh cũng không nên tự ý sử dụng theo lời đồn. Đừng quên là hoạt chất nào dù là thuốc cũng phải được gan chuyển hóa hoàn chỉnh mới phát huy được tác dụng như mong muốn. Nếu gan bị ảnh hưởng vì dùng quá liều thì dù uống thuốc tiên cũng không có tác dụng.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Bồ cu vẽ 1 Bồ Cu vẽ
Bồ Cu Vẽ
Tên khác: Sâu vẽ.
Tên khoa học: Breynia fruticosa Hool. F, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả : Là cây thuốc Nam, cây nhỏ, cao 3-6m. Thân hình trụ nhẵn, cành thường dẹt ở ngọn, đốm đỏ nhạt hoặc đen do sâu vẽ. Lá mọc so le, phiến dày và dai, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hoặc thuôn, đầu nhọn, dài 3-6cm, rộng 2-4 cm, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, một số là thường bị sâu bò thành những đường ngoằn ngoèo; là kèm hình tam giác nhọn, mặt trong và mép mầu vàng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm có 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, mầu lục ; hoa đực có đài hình ống hoặc hình chuông, nhị 3 ; hoa cái hình chuông có lá đài bằng nhau xòe rộng, bầu hình trứng, 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang hình cầu dẹt, mầu đen, đường kính : 5mm, có đài tồn tại ; hạt có 3 cạnh, mầu nâu nhạt.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Breyniae fruticosae), Vỏ thân (Cortex Breyniae fruticosae).
Thành phần hoá học: Acid hữu cơ.
Công dụng: Hạ sốt, giải độc, thông mạch, hóa ứ, tiêu viêm, giảm đau. Chữa rắn cắn, chữa bệnh giun chỉ, làm thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt, chữa các vết lở loét.
Cách dùng, liều lượng: 30-40g lá tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài. Vỏ cây cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét.
Bài thuốc:
- Chữa viêm họng, sưng amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ: Lá Bồ cu vẽ, Cỏ sữa lá to, Cỏ sữa lá nhỏ mỗi vị 10-15g, sắc uống.
- Chữa mụn nhọt, lở loét, viêm da, chốc đầu: Lá Bồ cu vẽ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp. Nếu lở loét chảy nước, có thể cạo vỏ cây, lấy bột rắc.
- Chữa bỏng: Toàn bộ cây Bồ cu vẽ cả rễ, chặt nhỏ, sắc đặc, rửa vết bỏng, ngày nhiều lần.
- Chữa rắn cắn
+ Lá Bồ cu vẽ tươi 30-40g, rửa sạch, nhai, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.
+ Lá Bồ cu vẽ tươi, lá Sòi tía, mỗi vị 20 g, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước cốt, mài thêm 1-2 g Hùng hoàng vào rồi uống, bã đắp.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Hạt đậu miêu 1 333x400 Hạt Đậu Miêu
Tên khác: Bổ cốt chỉ, Phá cố chỉ
Tên khoa học: Psoralea corylifolia L., họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Quả hình thận, hơi dẹt, dài 3 – 5 mm, rộng 2 – 4 mm, dầy khoảng 1,5 mm. Mặt ngoài màu đen, nâu đen hoặc nâu xám, có vết nhăn và vân hình mạng lưới nhỏ. Đỉnh tròn, tù, có núm nhỏ nhô lên; một bên mặt hơi lõm vào, có vết cuống quả ở một đầu. Vỏ quả mỏng, khó tách rời hạt. Hạt có hai lá mầm, cây mầm trắng hay hơi vàng, có chất dầu. Quả cứng chắc, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Bộ phận dùng: Cây thuốc quý Đậu Miêu, hạt đã phơi hay sấy khô của cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L.), họ Đậu (Fabaceae).
Thành phần hoá học: Dầu béo, coumarin: Psoral, Isopsoralin, bavachin, bavachinin, Isobavachin, bavachalcone, Isobavachalcone, bakuchiol, raffinose.
Công dụng: Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả.
- Thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư.
- Hạt ngâm rượu dùng ngoài chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).
- Các nước châu Âu thường dùng để chiết xuất coumarin làm thuốc trị các bệnh ngoài da như nấm tóc.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 6 – 15g, dùng dạng thuốc sắc, bột, viên.
Bài thuốc: Âm hư hỏa động, tiểu tiện ra máu, đại tiện táo bón, viêm đường tiết niệu không nên dùng.
-Trị tiêu chảy kéo dài do dương hư (thường tiêu chảy vào lúc sáng sớm nên gọi là Ngũ canh tả): dùng các bài:
+ Tứ thần hoàn (chứng trị chuẩn thằng) gồm: Bổ cốt chi 160g, Ngũ vị tử 80g, Nhục đậu khấu (sao) 80g, Ngô thù du 40g, Sinh khương 320g, Đại táo 240g, Khương Táo sắc lấy nước, các vị khác tán bột mịn trộn với nước sắc hồ làm hoàn, mỗi lần uống 8 – 16g với nước muối hoặc nước sôi ấm trước lúc ngủ.
+ Bổ cốt chi, Nhục đâïu khấu lượng bằng nhau, Khương, Táo sắc trộn hồ làm hoàn, uống mỗi lần 12g, ngày 2 lần.
-Trị liệt dương, đái nhiều, đái dầm: Bổ cốt chi phối hợp với Ích trí nhân, Thỏ ty tử, dùng bài:
+ Bổ cốt chi hoàn: Bổ cốt chi, Thỏ ty tử, Hồ đào nhục, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt. Trị đái dầm có thể dùng độc vị Bổ cốt chi tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
+ Bổ cốt chi (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi sao 100g, tán nhỏ trộn đều làm thành viên, mỗi tối dùng với nước ấm uống: Từ 3 – 9 tuổi:1,5g; từ 10 – 12 tuổi:2,5g. Trị 6 ca đều khỏi (Tân trung y 1976,1:57).
-Trị ho lao (Đỗ tất Lợi): Bổ cốt chi 400g tẩm rượu 1 đêm phơi khô, lấy một nắm vừng trộn lẫn thuốc rang lên cho đến khi vùng hết nổ, lấy Phá cố chỉ tán bột làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 30 viên, chia 2 – 3 lần.
-Trị bệnh bạc đới, sói tóc: dùng Bổ cốt chi 40g ngâm với 100ml cồn 75%, 5 – 7 ngày bôi lên vùng bệnh và chích bắp dịch tiêm Bổ cốt chi ngày 1 lần 5 ml, gia chiếu tia tử ngoại trị bạch điến 49 ca, tỷ lệ kết quả 75,5%. Đối với sói tóc, chỉ dùng tiêm và chiếu tia tử ngoại trị 45 ca có kết quả 84,4% ( Tờ thông tin Trung thảo dược 1972,1:41).
-Trị tử cung xuất huyết: Bổ cốt chi và Xích thạch chỉ lượng bằng nhau chế thành viên cầm máu . Trị 326 ca, có kết quả trên 90% ( Tạp chí Thiên tân Y dược 1973,1:36).
-Trị chứng bạch cầu giảm: dùng bột thuốc luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 6g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 3 hoàn hoặc 3g bột, một liệu trình 4 tuần. Trị 19 ca, 14 ca khỏi, 4 ca tiến bộ ( Tân y học 1975,10:497).

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Rau bồ cóc
Tên khác: Bồ công anh, Diếp dại, Mũi mác.
Tên khoa học: Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Đây là cây thuốc nam Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 – 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Bộ phận dùng: Lá, cành.
Thành phần hoá học: Flavonoid, chất nhựa.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa, tràng nhạc.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 – 30g sắc uống. Lá tươi giã nát đắp ngoài.
Bài thuốc: Các chứng âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ cấm dùng.
- Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).
- Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).
- Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).
- Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát, đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).
- Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Thuốc tiêu độc chữa sưng vú, mụn nhọt: Bồ công anh 12g, Ké đầu ngựa 12g, Vòi voi 12g, Liên kiều 12g, Kim ngân hoa 10g, Kinh giới l0g, Hạ khô thảo l0g, Cỏ mần trầu l0g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn l00ml, uống làm 2 lần trong ngày. (Kinh nghiệm của bệnh viện Hưng Yên – Hải Hưng).
- Chữa đau dạ dày: Lá Bồ công anh khô 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm l0g, nước 300ml. Đun sôi trong vòng 15 phút, thêm đường, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Chữa mụn nhọt, lành nhọt chóng chín và vỡ mủ: Lá Bồ công anh tươi phối hợp với lá Phù dung, rễ Vông vang hoặc rễ Gai, gĩa đắp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).