Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

ung thu vu va cach dieu tri Phương pháp phòng tránh bệnh ung thư vú và điều trị
Cách phòng và điều trị ung thư vú hiệu quả.
Cách phòng và điều trị ung thư vú, Sau ung thư cổ tử cung thì ung thư vú được coi là bệnh phổ biến và gây nguy hiểm cho người phụ nữ, đồng thời nam giới cũng có thể mắc bệnh ung thư vú. Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới nhưng nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà căn bệnh đã có thể giảm tránh được mức độ tử vong cho người bệnh nếu được phát hiện kịp thời.
Cách phòng bệnh ung thư vú.
Khi tới tuổi trưởng thành, nhất là khi bước vào tuổi 25 – 30 tuổi thì hãy nên tự theo dõi kiểm tra vú và kiểm tra sức khỏe theo định kì để phát hiện sớm bệnh ung thư vú.
Có chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe và sức đề kháng tốt.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, giảm mỡ trong bữa ăn hàng ngày.
Tránh xa thuốc lá, giảm rượu bia, các chất kích thích, tránh xa các môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc nếu phải làm việc ở môi trường ô nhiễm cần đeo khẩu trang và có sử dụng quần áo bảo hộ cẩn thận.
Cho con bú thường xuyên ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, hạn chế cai sữa sớm cho con.
Phẫu thuật điều trị ung thư vú.
- Cắt bỏ khối u.
- Cắt bỏ toàn bộ vú.
- Cắt bỏ toàn bộ vú tiết kiệm da.
- Cắt bỏ toàn bộ vú có tái tạo vú.
Sau khi tìm hiểu và lựa chọn phương pháp phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển sang mức điều trị mới là:
- Xạ trị: dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong vú hay thành ngực sau khi phẫu trị.
- Hóa trị: sử dụng thuốc chuyên biệt để tiêu diệt các tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.
- Điều trị nội tiết: sử dụng các hormone nhằm ngăn chặn các chất nội tiết khác gây ra ung thư vú.
Các cây thuốc có khả năng phòng tránh và chữa trị ung thu vú.
- Cải bắp, bông cải xanh và cải lá xanh đậm có khả năng cải thiện tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư vú.
Đó là nội dung báo cáo được đệ trình tại hội nghị Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ ở Chicago vào ngày 3/4, theo AFP. Cuộc nghiên cứu trên được thực hiện tại Thượng Hải, Trung Quốc, với sự tham gia của 4.886 người nằm trong độ tuổi 20 đến 75 từng được chẩn đoán mắc ung thư vú từ năm 2002 đến 2006. Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong ở nhóm ăn nhiều cây họ cải trong suốt 36 tháng sau khi được chẩn đoán giảm từ 27 đến 62% so với nhóm không hoặc ít ăn cải. Khả năng tái phát khối u cũng giảm đi từ 21 đến 35% ở nhóm ăn nhiều cải. Chuyên gia Sarah Nechuta của đại học Vanderbilt (Mỹ) cho hay thông qua cuộc nghiên cứu trên, người mắc ung thư vú nên cân nhắc chế độ ăn nhiều cải lá xanh đậm hoặc cải bắp và bông cải xanh để tăng cường khả năng sống sót. Cuộc nghiên cứu kế tiếp sẽ tập trung vào các hợp chất hoạt tính sinh học có trong cải lá xanh, gồm isothiocyanates và indoles, cũng như liều lượng của những chất này để tấn công hiệu quả tế bào ung thư.
- Rau mùi tây
Tuy nhiên, apigenin không ngăn chặn được sự hình thành ban đầu của các tế bào ung thư vú. Hyder tin rằng phát hiện này có tác động tích cực đến những phụ nữ đang điều trị bằng liệu pháp thay đổi nội tiết tố. Apigenin phổ biến nhất trong rau mùi tây, cần tây và cũng có thể được tìm thấy trong quả táo, cam, quả hạch và các sản phẩm thực vật khác. Tuy nhiên, do apigenin không hấp thu vào máu một cách hiệu quả, do đó các nhà khoa học chưa đưa ra liều lượng cụ thể cho con người. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để xác định liều lượng thích hợp đang được tiếp tục tiến hành.