Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Cà chua chúng ta thường ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Đây là lại rau củ ăn rất ngon và có rất nhiều công dụng đặc biệt mà chúng ta có thể sử dụng hằng ngày để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thanh xuân.
Công dụng chữa bệnh và làm đẹp của cà chua
1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…
2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.
4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.
6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày
10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C…có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác nhau gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Trong chế biến món ăn, cũng như món ăn bài thuốc trị bệnh, nên lưu ý tránh những thức ăn “kị” nhau. Dưới đây là một số lời khuyên của thầy thuốc Đông y, được đúc kết từ lâu đời:
- Thịt heo không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
- Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.
- Gan dê không nên ăn với măng tre.
- Măng tre không dùng chung với mạch nha.
- Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
- Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán).
- Cua không nên dùng với cam, quít (vì dễ gây buồn nôn).
- Thịt gà, trứng gà không nên ăn với quả lí.
- Quả lí không nên nấu chung với cá trắm đen.
- Cua không nên ăn với mật ong, kem, sẽ làm ứ trệ ở dạ dày.
- Cua không nên ăn với bí đỏ.
- Bí đỏ không nấu với tôm.
- Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.
- Kị việc dùng cành củi cây dâu tằm để nấu thịt lươn.
- Lươn kị nấu với táo đỏ.
- Thịt lươn trắng kị ăn với giấm.
- Cua không nấu với quả cà dái dê.
- Bắp kị nấu với ốc.
- Ốc không nấu với mì để ăn.
Tùy theo mỗi người, mà những món ăn “kị” nhau sẽ gây nên những chứng như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Thận yếu thì phát theo chứng của thận, dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Vỏ trứng gà là một thứ mà chúng ta hay bỏ đi nhất nhưng vỏ trứng lại có rất nhiều công dụng cũng như là một thành phần trong những bài thuốc hay và hữu dụng mà không thể thiếu cho mỗi gia đình.
Chữa các bệnh về nhi khoa
- Co giật (do thiếu canxi): Vỏ trứng gà sao vàng tán bột, uống ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 g với nước đường ấm.
- Trớ sữa: Vỏ 1 quả trứng sao vàng tán bột, gạo 15-20 hạt nấu chín, thêm sữa mẹ 1 thìa, cho trẻ uống.
- Còi xương: Vỏ trứng gà 50 g nghiền bột. Thương truật 500 g nấu đặc rồi lọc qua vải thưa, trộn với bột vỏ trứng, cho ít muối, đường. Mỗi lần uống 5 ml, uống trong nửa tháng.
- Khóc đêm: Vỏ trứng gà rang, tán bột, cho vào cháo cho trẻ ăn.
- Ra mồ hôi trộm: Màng trong vỏ trứng 10 cái, hạt vải 10 hạt, hồng táo 5 quả. Nấu lấy nước đặc uống. Ngày uống 2 lần sáng và tối vào lúc bụng đói.
- Ho gà: Màng trong vỏ trứng 12 cái sấy khô, nghiền thành bột. Ma hoàng 1,5 g, tử uyển 10 g, cho vào nước nấu 10 phút, bỏ bã lấy nước uống với bột màng vỏ trứng. Dùng ngày 1 lần trong 5 ngày.
Chữa các bệnh sản phụ khoa
- Run tay sau sinh: Sò biển 6 g, vỏ trứng gà 6 quả sấy khô, đương quy 30 g, tất cả nghiền thành bột. Uống mỗi lần 10 g. Dùng ngày 2 lần với 200 ml rượu vàng hòa nước nóng uống.
- Sẩy thai: Màng trong vỏ trứng lượng vừa phải, cho lên viên ngói mới, sao vàng, nghiền nhỏ. Nếu lần mang thai trước bị sẩy tháng nào thì lần này uống liên tục 5 ngày trước tháng đó. Mỗi lần 10 g, ngày 2 lần, uống với nước cơm.
Các bệnh nội khoa
- Ho ra máu: Bột vỏ trứng 6 g, muối vừa đủ, vitamin C 2-4 viên nghiền vụn. Hòa cùng để uống. Ngày dùng 3 lần, trong 1 tuần. Có thể dùng công thức này cho các trường hợp tiêu tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam.
- Chóng mặt: Vỏ trứng gà sao vàng, tán bột, uống với rượu vang. Mỗi lần 9 g. Ngày 3 lần.
- Bí tiểu tiện: Vở trứng và sò biển tán bột lượng bằng nhau (kết hợp Tây y để tránh biến chứng).
- Cơn đau dạ dày: Vỏ trứng gà và hoa phật thủ tán bột, lượng bằng nhau. Uống lúc đau 6 g với nước ấm.
- Viêm loét dạ dày thừa toan: Vỏ trứng gà, vỏ sò biển nung tán bột mỗi thứ 30 g; bạch khấu nhân, sa nhân mỗi thứ 20 g sao tán. Uống 1,5 g. Ngày 2 lần.
- Nôn và tiêu chảy: Vở trứng 1 quả sao tán bột, uống với nước ấm. Còn dùng bột này cho người bị ợ chua, viêm loét dạ dày.
Các bệnh khác
- Thoát vị bẹn: Vở trứng gà đã nở con sao thành than, tán bột. Mỗi lần uống 9 g với rượu cũ. Hoặc uống 1-3 g với nước cơm.
- Phòng chữa loãng xương: Nghiền vỏ trứng gà cho vào gạo nấu cơm hoặc cháo, làm bánh để ăn.
- Bệnh sởi: Vỏ trứng 50 g sao khô, tán bột, uống mỗi lần 2 g. Ngày 3 lần với nước ấm.
- Lở miệng: Màng trong vỏ trứng ngâm nước muối dán vào chỗ đau.
- Viêm họng mạn: Màng vỏ trứng 5 quả, thiên môn 12 g, mật ong 1 thìa. Nấu cách thủy uống.
- Mụn nhọt, nấm: Vỏ trứng 5 cái, vôi bột chín 15 g cho vào trong vỏ trứng nung chín, tán bột, trộn với dầu vừng bôi.
- Vết thương chảy máu: Vỏ trứng gà tán bột rắc lên.
Xoài
Là phương thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè. Cách làm là bạn có thể ăn xoài xanh hoặc cho vào món salad hay ngâm xoài xanh với chút muối và bột ớt, để khoảng 30 phút sau thì ăn sẽ chống say nắng rất hiệu nghiệm.
Sữa
Lần sau, nếu cơ thể bạn đổ mồ hôi, căng cơ, buồn nôn, đau đầu, sạm nắng thì hãy uống sữa hoặc ăn sữa chua. Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ hỏa” và đẩy lùi say nắng.
Nước dừa
Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt.
Mướp đắng
Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe.
Củ hành
Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh (sulphur) nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt mà có thể dẫn đến say nắng.
Nước chanh
Chanh là nước uống tuyệt vời của mùa hè. Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Bạn có thể loại bỏ được chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả do nóng như thiêu. Uống nước chanh sẽ cải thiện tình trạng trên đáng kể. Ngoài ra nó còn giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa.
Dưa hấu
Dưa hấu không chỉ giúp giải độc và làm dịu cơn khát, nó còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tiểu tiện. Do vậy, bạn nên tăng cường ăn dưa hấu vào mùa hè. Hơn nữa, dưa hấu có chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của chúng ta như đường mía, gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic, arginine, axit phosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C… đều tốt cho chống say nắng.
Đậu xanh
Vào mùa hè, khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh (đỗ xanh linh nhừ cho đường). Điều này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời gian hao tốn năng lượng.
Dưa chuột
Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng, dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt và thúc đẩy tiểu tiện. Do vậy mà ăn dưa vào mùa hè được xem như lựa chọn hữu ích. Hơn nữa, dưa chuột thúc đẩy bài tiết nước và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể…
Bí ngô
Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta-carotene, thành phần giúp bảo vệ sức khỏe của da. Sau khi đi vào cơ thể, beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A- chất cần thiết cho sự phục hồi và phát triển của các mô da. Ngoài ra, theo đông y thì bí ngô còn giúp hạ nhiệt và chống say nắng tốt.
Uống nhiều nước
Nước có vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể, đặc biệt là khi bạn làm việc nặng nhọc hay tập thể dục vào ngày hè oi bức.
Nước dừa tắc, trà chanh, nước sắn dây, chanh dây là những thức uống giải nhiệt tốt cho cơ thể trong thời tiết nắng nóng của Sài Gòn.
Dưới đây là một vài thức uống có tác dụng giải nhiệt, lại tốt cho sức khỏe để chúng ta có thể uống khi gặp thời tiết nóng nực.
1. Dừa tắc
Đây là thức uống rất phổ biến ở Sài Gòn. Theo đông y, nước dừa ngọt, không độc, giúp tăng cường khí lực, rất tốt cho sức khỏe. Dừa tắc được pha chế đơn giản với nước dừa, cơm dừa, mức tắc và đá viên. Chỉ chừng đó thôi là bạn đã có một ly nước thanh ngọt, mát lành giúp xua đi cái nắng nóng giữa trưa Sài Gòn.
2. Nước sắn dây
- Bột sắn dây là thức uống mát lành, thích hợp trong những ngày nắng nóng. Có nhiều cách để bạn pha chế nước sắn dây như pha với sữa đặc, pha với chanh và quất hay pha với nước và đường. Lưu ý là không nên pha sắn dây với mật ong vì có hại với sức khỏe.
- Trong mùa hè, thích hợp nhất là pha bột sắn dây với chanh hoặc quất, vì có tác dụng chữa chứng cảm nắng, khô mũi, rôm sảy ở trẻ nhỏ và có thể giúp bạn giải rượu. Pha chế món này khá đơn giản. Lấy bột sắn dây pha với nước để nguội, khuấy tan bột sắn. Thêm đường vào khuấy đều, sau đó vắt chanh hoặc quất vào, cuối cùng là cho ít đá lạnh và thưởng thức.
3. Nước chanh leo
- Nếu bạn thích hương thơm cùng vị chua chua của chanh leo thì không nên bỏ qua thức uống được pha chế từ loại quả này. Chọn những quả chanh leo đã chín, vỏ hơi héo, bổ đôi, lấy phần ruột cho vào cốc, bỏ vỏ. Cho phần ruột vào máy sinh tố, thêm ít đường và nước rồi xay thật mịn.
- Dùng đồ lọc để loại bỏ phần bã đen, cho nước cốt chanh leo vào ly, thêm ít đá và dùng lạnh. Thức uống có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng rất dễ chịu, vị chua chua đặc trưng của chanh leo đem đến sự ngon miệng.
4. Trà chanh
- Đây là thức uống có nguồn gốc từ Hà Nội đang rất được giới trẻ Sài Gòn ưa thích. Được pha chế đơn giản với một ít nước trà, đường, chanh khuấy đều rồi cho vào ít đá. Đơn giản và thuận tiện, ngon miệng cùng mức giá vừa phải nên những quán trà chanh vỉa hè Sài Gòn đang trở nên đông nghịt khách vào những ngày nóng.
- Theo y học, nước trà giúp giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố. Trong thời tiết nắng nóng, uống trà vừa tốt cho sức khỏe vừa đã khát. Ngoài ra, uống trà thường xuyên còn giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch… Tuy nhiên, chỉ nên uống trà vào buổi sáng, trưa, chiều, không nên uống vào buổi tối vì dễ làm mất ngủ.
5. Nước rau má
- Rau má là một loại rau bổ dưỡng, nhiều vitamin, tính mát lành có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chống say nắng… Rau má thường được xay thành nước cùng với đường và đá.
- Chế biến món này rất dễ nên bạn có thể tự làm ở nhà. Rau má mua về nhặt bỏ lá sâu, rửa thật sạch qua nhiều lần nước. Vớt ra để ráo, sau đó cho rau má vào máy sinh tố, xay mịn với đường. Chế nước rau má ra ly, cho đường vào khuấy đều, cho thêm đá và dùng lạnh.
Ngoài ra còn một số thức uống khác như: nước chanh, nước cam, nước ép dưa hấu, nước râu bắp cũng rất có ích cho cơ thể trong ngày nắng nóng.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Giao mùa là lúc thời tiết khó chịu, độ ẩm không khí cao và rất dễ làm gia đình đặc biệt là con trẻ bị ốm. Bạn hãy nắm những ‘bí kíp’ giúp cả nhà miễn dịch với ốm giao mùa nhé.

Các bệnh thường gặp ở trẻ khi gặp thời tiết thay đổi.

Đau họng: Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, thường xuyên và dễ gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường, khi mắc bệnh trẻ thường bị sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn. Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ là nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.
Viêm tắc thanh quản và khí quản: Nếu trẻ thường ho nhiều về ban đêm, ho dữ dội thì rất có thể đã mắc bệnh viêm tắc thanh quản và khí quản. Bệnh này thường do viêm nhiễm vi-rút và dễ mắc nhiều vào thời điểm giao mùa. Trường hợp trẻ thở khò khè phát ra tiếng kêu nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
Viêm tai: Khi bị sốt trên 39 độ C, trẻ thường bị kèm theo các bệnh về tai. Sự cố thường gặp khi viêm nhiễm tai ở trẻ nhỏ là vòi nhĩ (nối liền tai giữa với mặt sau cuống họng, có nhiệm vụ để thoát dịch) bị tắc nghẽn, dịch ứ đọng tăng áp lực lên màng nhĩ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau. Các vòi này cũng có thể bị tổn thương, bị vỡ khi trẻ nằm bú bình và có một lượng nhỏ sữa chảy trở lại vào tai, phát sinh hiện tượng viêm nhiễm. Bởi vậy, khi trẻ bú người ta thường thấy chúng khóc là do đau tai. Ngoài ra chứng viêm nhiễm này còn làm cho trẻ gặp khó khăn khi ngủ. Trẻ đau tai khóc nhiều kèm theo sốt, cảm lạnh, đau đầu, sưng cổ nên đi khám ngay. Nếu bé nhà bạn có một trong những biểu hiện của các bệnh trên, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám ngay và đặc biệt không nên tự chữa bệnh cho con. Khi thấy con ho, sốt, không ít người đã tự ra hiệu thuốc, mua kháng sinh về “điều trị”. Mỗi thể viêm có phác đồ điều trị riêng, có loại bệnh dùng kháng sinh này, loại dùng kháng sinh khác, cũng có loại bệnh không nên dùng kháng sinh.
Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ vào viện trong tình trạng bệnh nặng do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ khi dùng thuốc bừa bãi. Vì thế, khi có những triệu chứng kể trên, cách tốt nhất là cho trẻ đến cơ sở y tế. Phát hiện sớm, điều trị đúng cách, trẻ sẽ mau lành bệnh và phục hồi nhanh chóng.

Cách biện pháp phòng tránh và tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Uống nước thường xuyên
Trong thời điểm giao mùa muốn cho cơ thể luôn có sức đề kháng tốt, không thể vắng mặt thành phần của nước. Lượng nước cơ thể cần bổ sung mỗi ngày trung bình cần khoảng 8 ly, nhưng con số này có thể dao động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thói quen luyện tập… của bạn.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân.
Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm
Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “khắc tinh của vi-rút”.
Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng….
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A
Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ.
Thêm tỏi vào bữa ăn gia đình
Tỏi được coi là “vua” của các loại gia vị vì nó có tác dụng phòng ngừa cảm cúm và chứa những hợp chất “đánh bại” các tế bào ung thư nguy hiểm như ung thư da, ruột, vú và dạ dày.
Đông y còn sử dụng tỏi như một vị thuốc để điều hòa huyết áp, chống mất ngủ, giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp…
Chăm sóc răng miệng
- Nước đá mùa hè có thể khiến bạn đã cơn khát nhưng lại là thủ phạm gây hại cho men răng. Tốt nhất hãy nói không với đá lạnh và cũng nên cẩn thận với bắp ngô ngon ngọt vì mày ngô có thể giắt trong lợi, gây sưng tấy và tạo đà cho vi khuẩn phát triển. Từ bỏ ngay những thói quen ảnh hưởng xấu đến răng để vi khuẩn không có cơ hội ảnh hưởng sâu hơn đến sức khoẻ của bạn.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Điều chỉnh đồng hồ sinh học cho khớp với môi trường bên ngoài giúp bạn khoẻ khoắn hơn trong mùa thu. Buổi sáng nên ra ngoài 5 phút để thực sự tỉnh táo và để cơ thể được tắm nắng ban mai khoảng nửa tiếng. Hai, ba tiếng trước khi đi ngủ, nên tránh ánh sáng mạnh bởi chúng có thể trì hoãn cơn buồn ngủ. Các mẹ nên gọi con dậy trước giờ đi học ít nhất một tiếng đồng hồ và những ngày con được nghỉ, không nên cho con ngủ trưa quá nhiều vì khi dậy, trẻ dễ có dấu hiệu mệt mỏi.
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt
Virus cảm lạnh và cảm cúm dễ lây lan nhất khi tiếp xúc trực tiếp với những vật trong nhà như điện thoại, điều khiển ti vi, điều khiển điều hòa hoặc khi hắt xì. Rửa tay sạch sẽ – đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
Tỏi và Gừng là 2 trong những gia vị không thể thiếu trong bếp của Việt Nam. Ngoài công dụng làm cho món ăn thơm và ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác.
1. Tỏi với gừng chữa bệnh chân dương kém (suy yếu tình dục nam): Dùng 2 củ tỏi và 30g gừng rang lẫn cùng nhau. Sau đó ăn riêng hoặc ăn cùng (bí quyết là rang cùng). Sau khi ăn liên tục 1 tuần thì sẽ thấy hiệu quả, đặc biệt với người trẻ và suy giảm nhất thời.
2. Cảm cúm lây nhiễm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hôi buồn nôn: gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên. Tác dụng giải cảm.
3. Chữa cảm nắng, hôn mê: gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ một lượng vừa phải. Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.
4. Bệnh cảm do gió lạnh: gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 – 4 quả, rượu 800ml. Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống. Mỗi lần uống 3-5cc pha với nước lọc nguội. Không uống quá nhiều.
5. Nôn mửa do bị cảm lạnh nôn ra nước hoặc một lượng thức ăn nhỏ, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi trắng, mạch đập yếu: gừng 1 củ, tỏi 1 củ; gừng trộn tỏi giã nát thành bánh, đắp băng ở huyệt Đan điền (dướirốn) và huyệt nội quan (ở cổ tay).
6. Thông kinh hoạt huyết, khử phong tán hàn, trừ tê thấp: Nước gừng tươi, nước hành, nước tỏi, nước lá hẹ, dầu vừng, mỗi thứ 120g, nước lá ngải cứu 30g, rượu trắng 600g. Trước tiên cho nước gừng, hành, tỏi, hẹ, lá ngải vào ấm, trộn đều, rồi cho rượu trắng vào đun to lửa cho sôi. Sau đó rót dầu vừng vào, khuấy đều, rồi đun nhỏ lửa, cho đến khi thật sánh, cho thêm ít tùng hương, hồng đơn vào khuấy đều thành cao, cho vào lọ dùng dần. Khi dùng phải hâm nóng, bôi vào khăn đắp vào chỗ tê, đau. Cứ 1 – 2 ngày thay 1 lần.
7. Tác dụng thông kinh lạc, giảm tê, giảm đau: Đau ngực, phần lớn nguyên nhân là do hàn ngưng tâm mạch, khí đọng trong lồng ngực. Triệu chứng thường thấy, ngực đầy tức, thỉnh thoảng thấy đau, cũng có khi đau dữ dội… Tỏi 2 củ, gừng tươi 8g, khoai môn 60g, sơn dược 60g. Tất cả các thứ trên đem giã nát, đắp vào chỗ đau, lấy gạc đặt lên, dùng băng dính cố định lại.
8. Tuyên lợi, phế khí, khai âm, mất tiếng, phần lớn do nhiệt, phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến: tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại.
9. Giáng hỏa, giảm đau, đau răng: gừng tươi 6g, tỏi 6g, lá chè 12g, uy linh tiên 12g. Tất cả đem giã nát nhuyễn, cho một ít dầu vừng lòng trắng trứng vào, trộn đều đem đắp vào huyệt hợp cốc (chỗ lõm giữa ngón cái vàngón trỏ) và đắp vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm dưới gan bàn chân, nằm ở điểm1/3 từ đầu ngón cái đến gót chân). Sau đó dùng băng dính cố định lại.
10. Kiện tỳ, lợi tiểu, chủ trị viêm thận mãn: gừng tươi 3lát, hành hoa 1 cây, tỏi 3 nhánh. Đem ba vị trên giã nát, nặn thành bánh dánquanh rốn. Mỗi ngày thay băng 3 lần.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi trời trở lạnh khiến cho cổ họng khó chịu gây ho. Chỉ cần những nguyên liệu, thực phẩm trong bếp giúp trị ho hiểu quả.
1. Nước củ cải luộc
Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút. Nước mát khác và sau đó con quý vị uống, bên này điều trị phong nhiệt ho, khô mũi và họng, ho khan ít đờm hiệu quả là tốt.
2. Cam nướng
Một quả cam ngọt, tất nhiên nên chọn loại bảo đảm, không thuốc nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. Bóc vỏ cam, ăn 2-3 múi cam sẽ làm long đờm rất nhanh và chữa ho hay hơn cả dùng thuốc.
3. Đường nâu + gừng + tỏi
Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Nếu trẻ kèm theo triệu chứng ho, hãy thêm gừng và 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa rồi cho trẻ uống.
4. Nước tỏi hấp
Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.
5. Chanh đào
Chanh đào ngâm đường phèn, hấp mật ong là bài thuốc đông y được áp dụng nhiều nhất. Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt mới tốt. Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh (làm lại cho đến hết.) Cuối cùng đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Có thể thay đường phèn bằng muối, và cách làm cũng tương tự. Bài thuốc đông y này là cách chữa ho trẻ em hiệu quả, đơn giản được dân gian áp dụng nhiều nhất.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

1. Quả mọng
Đây là cách gọi chung của các loại quả như nho, dâu tây, việt quất, anh đào, mâm xôi… Những loại quả này có tác dụng thúc đẩy tinh thần, sản xuất ‘enzym cảm thấy tốt’ trong não, giúp bạn không rơi vào chứng trầm cảm đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh nan y như ung thư. Ăn những loại quả này khi cảm thấy buồn bực, tinh thần bạn tốt lên nhanh chóng.
2. Chocolate
Chocolate có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Chocolate đen cải thiện chức năng nhận thức của não, ngăn ngừa chứng mất trí, giảm tốc độ sản xuất của hormone căng thẳng. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn khi căng thẳng là hãy ăn một ít chocolate, loại càng đậm màu càng tốt.
3. Trà xanh
Cũng giống như quả mọng, trà xanh giàu chất chống oxy hóa, axit amin và L -Theanine (chất mang đến cảm giác thư giãn và lo lắng). Uống trà xanh thường xuyên không chỉ tinh thần thoải mái, tỉnh táo và tập trung mà còn giúp bạn sống lâu hơn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư hay tiểu đường.
4. Chuối
Hãy cải thiện tâm trạng của mình bằng cách đơn giản là ăn một quả chuối. Những chất có trong chuối như vitamin B6, khoáng chất hay trytophan giúp tăng nồng độ serotonin. Đây là một chất có lợi cho não giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm và có giấc ngủ sâu hơn.
5. Cá mòi
Những nghiên cứu chỉ ra rằng người bị thiếu Omega 3 và Omega 6 (gọi chung là axit béo) dễ bị lo lắng và trầm cảm hơn những người có hàm lượng này bình thường. Cách dễ nhất để bổ sung axit béo này là hãy ăn cá mòi. Lượng axit béo có nhiều trong loài cá này làm các tế bào não linh hoạt và minh mẫn hơn trong thời gian dài.
6. Quả bơ
Chất béo có trong bơ giúp tăng endorphin và dopamine làm bạn thấy phấn khích. Bạn có thể sử dụng bơ bằng nhiều cách như xay sinh tố, trộn salad đều được. Loại trái này hoàn hảo cho tâm trạng khi bạn cảm thấy quá tồi tệ.
7. Gà và gà tây
Tương tự như chuối, gà và gà tây có chứa lượng tryptophan cao giúp tăng nồng độ serotonin. Ngoài ra, thịt gà còn có tyrosine, một loại axit amin làm giảm sự căng thẳng. Hãy cải thiện tâm trạng của bạn bằng cách ăn thịt gà để tăng tyrosine.
8. Các loại rau có màu xanh đậm
Chứng trầm cảm xuất hiện từ việc giảm nồng độ serotonin, mà nguyên nhân bắt đầu là do giảm hàm lượng magie trong cơ thể. Cách đơn giản nhất để bổ sung magie là bạn hãy ăn các loại rau có màu xanh đậm, sẫm như rau dền, diếp cá, một vài loại xà lách, cải xanh, mồng tôi, rau ngót…
9. Trứng
Trứng rất giàu vitamin D, có tác dụng làm giảm các rối loạn tâm trạng vì nó kích thích việc sản xuất serotonin trong não. Ăn trứng trong mùa lạnh giúp bạn tránh được triệu chứng ‘mùa đông blues’ – còn gọi là trầm cảm theo mùa.
10. Quả óc chó
Ăn 10 quả óc chó một ngày giúp bạn giảm hàm lượng cholesterol trong máu, cải thiện lưu thông máu, điều trị chứng trầm cảm, cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Táo ta vốn là đồ ăn vặt bình dân rất giòn và thơm ngon được trồng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, ít ai biết được táo là một loại cây thuốc Nam có rất nhiều tác dụng chữa và phòng bệnh hiệu quả.
Giàu chất oxy hóa
- Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc.
- Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ.
Chữa chứng suy giảm trí nhớ
Đối với những người hay quên hoặc có những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dùng bài thuốc sau: hầm nhỏ lửa 100 gr quả táo trong 500 ml nước, cho tới khi cạn còn khoảng 250 ml. Thêm muỗng canh mật ong, hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Đề phòng bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh thường diễn ra vào mùa lạnh với những người sức đề kháng yếu.
Giảm đau đầu
Uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu.
Ngăn ngừa chứng táo bón
Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung. Vì thế ăn táo còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.
Chữa bệnh dạ dày
Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng không dùng thức ăn khác trong vòng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày.
Chữa chứng thiếu máu
Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngoài ra, táo ta còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.
Chữa bệnh đường miệng
Nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua.
Chữa viêm kết mạc
Dịch chiết của lá táo được dùng để rửa mắt trong trường hợp viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.