Viêm loét dạ dày hành tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày, có thể lan xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ thậm chí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng. Tổn thương loét có thể chỉ ở dạ dày, tá tràng hoặc có thể cả ở dạ dày và tá tràng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
Đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất, đau có tính chất điển hình như sau:
- Đau vùng thượng vị là khu vực từ rốn đến xương ức, đau tăng lên khi đói, có khi đau bột phát về ban đêm, đau có thể giảm đi nếu ăn một chút hoặc uống các thuốc ức chế acid dạ dày (đây là hiện tượng pha loãng dịch vị tạm thời).
- Đau theo chu kỳ (tự khỏi và sau đó có thể trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần).
- Đau theo chu kỳ (tự khỏi và sau đó có thể trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần).
Các biểu hiện khác thường ít gặp, có thể gặp các dấu hiệu nặng hoặc là biến chứng của bệnh:
- Buồn nôn hoặc nôn, sút cân không rõ nguyên nhân, chán ăn.
- Nôn ra máu (có thể do loét dạ dày hoặc tổn thương thực quản do nôn mạnh và liên tục).
- Phân đen và có mùi hôi do sắt trong hemoglobin bị oxy hóa.
- Một số trường hợp loét gây thủng dạ dày tá tràng, viêm phúc mạc, đau cấp tính và do đó cần phải phẫu thuật gấp.
- Nôn ra máu (có thể do loét dạ dày hoặc tổn thương thực quản do nôn mạnh và liên tục).
- Phân đen và có mùi hôi do sắt trong hemoglobin bị oxy hóa.
- Một số trường hợp loét gây thủng dạ dày tá tràng, viêm phúc mạc, đau cấp tính và do đó cần phải phẫu thuật gấp.
Chữa bệnh viêm loét tá tràng bằng bưởi
Công dụng của bưởi:
- Bưởi vị ngọt hơi chua, tính hàn, có công hiệu đối với tiêu hóa, điều chỉnh khí huyết, làm tan đờm, giải độc do uống rượu. Có thể trị các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho nhiều đờm, người uống quá nhiều rượu bị say.
- Vỏ bưởi vị ngọt pha đắng và cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu thực, tan đờm, chống tức ngực do ho, có thể dùng cho các bệnh như ho nhiều đờm, ăn không tiêu, tức ngực, đau chướng bụng do lạnh. Nhân hạt bưởi có thể dùng chữa sa ruột, viêm loét dạ dày hành tá tràng.
- Hoa bưởi đào vị đắng, cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu phong hàn, phong thấp, tan đờm, tiêu thức… trị các chứng phong hàn, ho, ngứa cổ họng, ăn không tiêu, tức ngực, buồn nôn…
- Vỏ bưởi vị ngọt pha đắng và cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu thực, tan đờm, chống tức ngực do ho, có thể dùng cho các bệnh như ho nhiều đờm, ăn không tiêu, tức ngực, đau chướng bụng do lạnh. Nhân hạt bưởi có thể dùng chữa sa ruột, viêm loét dạ dày hành tá tràng.
- Hoa bưởi đào vị đắng, cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu phong hàn, phong thấp, tan đờm, tiêu thức… trị các chứng phong hàn, ho, ngứa cổ họng, ăn không tiêu, tức ngực, buồn nôn…
Bài thuốc chữa bệnh:
- Nguyên liệu: 100g hạt bưởi tươi (để cả vỏ cứng), 200ml nước sôi.
- Cách làm: Hạt bưởi tươi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như bột sắn. Chắt lấy nước, bỏ hạt.
- Cách dùng: Uống nước bưởi đã chắt được sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần. Uống liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét