Một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh thường xuất hiện ở chân. Để phòng tránh biến chứng ở chân, bệnh nhân
tiểu đường cần chú ý những điểm sau.
Nguyên tắc 1: Nghiêm khắc khống chể lượng đường trong máu
Chỉ có lượng đường trong máu ở mức bình thường mới có thể phòng tránh các biến chứng liên quan đến chân ở các bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường huyết quá cao trong một thời gian dài thường gây trở ngại trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, dẫn đến biến chứng.
Lượng đường huyết không ổn định và thường xuyên bị tăng lên là nguyên nhân chính dẫn đến chân bị lở loét và phải cưa chân của các bệnh nhân
tiểu đường. Khả năng phải cưa chân ở những người có lượng đường huyết không ổn định cao gấp 2 lần so với những người có lượng đường huyết ổn định.
Nguyên tắc 2: Khống chế lượng thức ăn
Liệu pháp ăn uống là nguyên tắc cơ bản của bệnh nhân
tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn đúng giờ đúng lượng, phối hợp thức ăn 3 bữa hợp lí, đầy đủ protein và các loại vitamin, tuyệt đối tránh những thức ăn có hàm lượng đường và cholesterol cao, cố gắng chú ý đi ra ngoài ăn hoặc ăn tiệc để có thể kiểm soát được lượng thức ăn mình ăn. Khống chế lượng thức ăn không phải là để mình đói mà điều quan trọng là phải làm sao để tổng lượng thức ăn đưa vào cơ thể không làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột ngột và quá cao.
Nguyên tắc 3: Chăm sóc chân một cách hợp lí
Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường chỉ chú ý đến đường huyết mà không chú ý đến chăm sóc chân mình mà một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh thường xuất hiện ở chân. Để chăm sóc chân một cách hợp lý, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý những điểm sau:
- Giữ cho chân không bị thương, chú ý vệ sinh chân và giầy, dép, tất… mỗi ngày. Có thể dùng nước ấm (39~40 độ) để ngâm chân , sau khi rửa chân nên dùng khăn hoặc giấy lau khô chân. Vào mùa đông sau khi rửa chân chú ý không dùng túi nước nóng hoặc lò sưởi, đệm nhiệt để sưởi ấm. Vùng da chân bị khô thì nên dùng dầu thực vật bôi.
- Đi giày chú ý giữ cho chân thông thoáng và không bị chật quá, đặc biệt không được đi chân không. Đi tất không được quá rộng và quá chật để không ảnh hưởng đến máu lưu thông ở chân. Trước khi đi giày chú ý kiểm tra xem trong giày có đồ vật lạ hay không, để đỡ bị chai chân, bởi vì đối với những bệnh nhân
tiểu đường, những nơi chai chân thường rất dễ bị lở loét.
- Lúc cắt móng chân cần phải cẩn thận, định kì cắt móng chân, ngâm chân với nước nóng trước khi cắt móng chân để cho mềm móng, dễ cắt. Cắt móng chân không được quá sát với vùng da để không bị làm tổn thương các viền móng chân mà dẫn đến bị viêm nhiễm. Những bệnh nhân có chai chân không nên tự ý cắt và mài, nên để những người có kinh nghiệm làm giúp việc này.
- Học cách biết kiểm tra chân. Nếu như phát hiện màu sắc và nhiệt độ vùng da ở chân thay đổi, cảm giác ở chân khác lạ chứ không bình thường như ngày trước, móng chân biến dạng…thì cần lập tức đi khám để được điều trị.
Nguyên tắc 4: Giảm áp lực cho chân
Giảm bớt áp lực cho chân là cách tốt nhất thúc đẩy quá trình phục hồi của tình trạng lở loét ở bàn chân. Trong đó chủ yếu là giảm trọng lượng cơ thể. Những vết lở loét 90% là ở những vị trí chịu trọng lực lớn.Vì vậy nên giảm trọng lượng và chọn giày phù hợp, tránh đi bộ quá nhiều và quá lâu, cố gắng nằm nghỉ ngơi khi mệt mỏi.
Nguyên tắc 5: Xoa bóp cho chân
Thúc đẩy lưu thông máu ở vùng máu ngoại vi bằng cách quan sát hoạt động (sức đập) và độ đàn hồi của động mạch chân và cả nhiệt độ của các vùng da ở chân. Mỗi ngày xoa bóp 3 lần vào sáng, chiều, tối, mỗi lần 30 phút, động tác nhẹ nhàng, bắt đầu từ ngón chân hướng lên trên xoa bóp, có chức năng cải thiện vi tuần hoàn máu, có lợi cho các vết thương hồi phục.Bệnh nhân người cao tuổi chú ý giữ ấm, và cố gắng vận động chân nhẹ nhàng.
Cách làm: Nằm ngửa, giơ cao bên chân bị bệnh tầm 45 độ, duy trì tầm 2 phút, sau đó thả lỏng hạ thấp 2 phút, nằm nghiêng chân 2-5 phút, làm lại liên tục 5~10 lần.Bàn chân và ngón chân vận động hướng lên trên, dưới, trong, ngoài mỗi bên 10-20 lần, sáng tối làm tầm 10 phút, phương pháp này có tác dụng thúc đẩy máu xuống chi dưới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét