Xà Lách
Tên khác của Xà Lách: Lactuca sativa L. var. capitata L., thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Miêu tả cây Xà Lách: Cây thảo hằng năm có rễ trụ và có xơ. Thân hình trụ và thẳng, cao tới 60cm, phân nhánh ở phần trên. Lá ở gốc xếp hình hoa thị; ở thứ trồng này, lá tạo thành búp dày đặc hình cầu; các lá ở thân mọc so le; lá có màu lục sáng, gần tròn hay thuôn, hình xoan ngược, lượn sóng, dài 6-20cm, rộng 3-7cm, mép có răng không đều. Cụm hoa chùy dạng ngù ở ngọn gồm nhiều đầu hoa, mỗi đầu có 20 hoa, hình môi màu vàng. Quả bế nhỏ, dẹp, có khía màu xám với mào lông trắng.
Thành phần hóa học của Xà Lách: Có lactucarium, lactucorin, lactucin, acid lactucic, asparagin, hyoscyamin, chlorophylle, vitamin A, B, C, D, E; các chất khoáng Fe, Ca, P, I, Mn, Zn, Cu, Na, Cl, K, Co, As, phosphat, sulfat, sterol, caroten.
Công dụng của Xà Lách:
- Có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị (vào đầu bữa ăn, nó kích thích các tuyến tiêu hóa), cung cấp chất khoáng, giảm đau, gây ngủ, làm dịu, chống ho, chống đái đường, làm mềm, lợi sữa, dẫn mật, chống thối. Xà lách được chỉ định dùng làm thuốc trong các trường hợp thần kinh dễ bị kích thích, suy nhược tâm thần, đánh trống ngực, co giật nội tạng, chứng đau dạ dày, di mộng tinh, kích thích sinh lý, đau do lậu, Mất ngủ, thiếu chất khoáng, ho, ho gà, ho thần kinh, suyễn, đái đường, thống phong, tạng khớp, bệnh sởi, viêm thận, hành kinh đau bụng, vàng da, sung huyết gan, táo bón.
Giàu dưỡng chất
- Loại nào thì xà lách cũng là loại rau cải rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100 gam xà lách sẽ cung cấp khoảng 2,2 gam carbohydrate, 1,2 gam chất xơ, 90 gam nước, 166 microgram vitamin A, 73 microgram folate (vitamin B9). Xà lách còn chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm, nhờ đó giúp cơ thể “dọn dẹp” máu, giúp tinh thần tỉnh táo và giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật. Nước ép xà lách còn có tác dụng giải nhiệt. Do chứa một hàm lượng cao magnesium nên nước ép xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não. Y học dân gian phương Tây cho rằng dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ giúp cắt những cơn đau đầu. Là một kho cung cấp chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp ruột có thêm chút gì để… co bóp, nhờ đó giúp thoát khỏi tình trạng táo bón. Cải xà lách còn có một đặc tính “ăn tiền” khác là có thể giúp mang lại “giấc điệp” vì có chứa một chất gây ngủ là letucarium. Đối với bệnh nhân tiểu đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau cải có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%. Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt nên là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Ngừa ung thư: Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, là “cây cao bóng cả” trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể… Một nghiên cứu đã được thực hiện tại ĐH Y khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong cải xà lách có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein. Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic. Xà lách cũng là bạn tốt của giới mày râu vì có thể can thiệp, giảm “nỗi đau” của đàn ông do có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm. Hỗn hợp dịch ép xà lách với rau dền Ý (spinach – hay còn gọi là rau bina) giúp đàn ông cải thiện tình trạng rụng tóc. Những phụ nữ muốn giảm cân đã chọn xà lách là một giải pháp vì có tác dụng làm đầy bao tử nên không có cảm giác đói. Do hàm lượng nước cao và các vitamin nên ăn xà lách còn giúp thực khách có một làn da tươi mát.
- Có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị (vào đầu bữa ăn, nó kích thích các tuyến tiêu hóa), cung cấp chất khoáng, giảm đau, gây ngủ, làm dịu, chống ho, chống đái đường, làm mềm, lợi sữa, dẫn mật, chống thối. Xà lách được chỉ định dùng làm thuốc trong các trường hợp thần kinh dễ bị kích thích, suy nhược tâm thần, đánh trống ngực, co giật nội tạng, chứng đau dạ dày, di mộng tinh, kích thích sinh lý, đau do lậu, Mất ngủ, thiếu chất khoáng, ho, ho gà, ho thần kinh, suyễn, đái đường, thống phong, tạng khớp, bệnh sởi, viêm thận, hành kinh đau bụng, vàng da, sung huyết gan, táo bón.
Giàu dưỡng chất
- Loại nào thì xà lách cũng là loại rau cải rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100 gam xà lách sẽ cung cấp khoảng 2,2 gam carbohydrate, 1,2 gam chất xơ, 90 gam nước, 166 microgram vitamin A, 73 microgram folate (vitamin B9). Xà lách còn chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm, nhờ đó giúp cơ thể “dọn dẹp” máu, giúp tinh thần tỉnh táo và giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật. Nước ép xà lách còn có tác dụng giải nhiệt. Do chứa một hàm lượng cao magnesium nên nước ép xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não. Y học dân gian phương Tây cho rằng dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ giúp cắt những cơn đau đầu. Là một kho cung cấp chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp ruột có thêm chút gì để… co bóp, nhờ đó giúp thoát khỏi tình trạng táo bón. Cải xà lách còn có một đặc tính “ăn tiền” khác là có thể giúp mang lại “giấc điệp” vì có chứa một chất gây ngủ là letucarium. Đối với bệnh nhân tiểu đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau cải có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%. Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt nên là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Ngừa ung thư: Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, là “cây cao bóng cả” trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể… Một nghiên cứu đã được thực hiện tại ĐH Y khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong cải xà lách có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein. Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic. Xà lách cũng là bạn tốt của giới mày râu vì có thể can thiệp, giảm “nỗi đau” của đàn ông do có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm. Hỗn hợp dịch ép xà lách với rau dền Ý (spinach – hay còn gọi là rau bina) giúp đàn ông cải thiện tình trạng rụng tóc. Những phụ nữ muốn giảm cân đã chọn xà lách là một giải pháp vì có tác dụng làm đầy bao tử nên không có cảm giác đói. Do hàm lượng nước cao và các vitamin nên ăn xà lách còn giúp thực khách có một làn da tươi mát.
Bài thuốc từ Xà Lách:
- Điều trị hiệu quả bệnh thấp khớp, thống phong, ho hen và các rối loạn thần kinh: Với liểu dùng ½ thìa cà phê chiết xuất từ thân và lá xà lách tươi (hoặc dùng dịch của cây khô) trong ngày đầu, ngày thứ hai là 1 thìa cà phê, ngày thứ 3 là ½ thìa, những ngày sau đó liều dùng 5 thìa, rồi giảm dần trở lại là ½ thìa.
- Trị vết thương mụn nhọt, áp xe, bỏng: Xà lách đắp vết thương.
- Trị bệnh nấm: sắc nước rửa vùng bị nấm.
- trị ho: đắp lá liên tiếp vào ngực, vào lưng.
- Điều trị hiệu quả bệnh thấp khớp, thống phong, ho hen và các rối loạn thần kinh: Với liểu dùng ½ thìa cà phê chiết xuất từ thân và lá xà lách tươi (hoặc dùng dịch của cây khô) trong ngày đầu, ngày thứ hai là 1 thìa cà phê, ngày thứ 3 là ½ thìa, những ngày sau đó liều dùng 5 thìa, rồi giảm dần trở lại là ½ thìa.
- Trị vết thương mụn nhọt, áp xe, bỏng: Xà lách đắp vết thương.
- Trị bệnh nấm: sắc nước rửa vùng bị nấm.
- trị ho: đắp lá liên tiếp vào ngực, vào lưng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét