Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Trái Ớt.
Tên khác của trái Ớt: Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae).
Mô tả cây ớt: Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Có thể được trồng hoặc mọc hoang. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay.
Thành phần hóa học của trái Ớt:
- Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau: Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Một điều lý thú là Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.
- Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten, với nhiều thành phần hóa học có khả năng chữa bệnh giúp cây ớt trở thành cây thuốc nam quý cho mọi nhà.
Công dụng của trái Ớt:
- Quả ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung, tán hàn, giải biểu, kiện vị, tiêu thực, gây sung huyết, kích thích chung, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
- Quả ớt trị tỳ vị hư lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt.
Bài thuốc nam từ Ớt:
- Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)…
- Chữa trúng phong, răng cắn chặt: Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50 g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại.
- Chữa sốt rét: Lá ớt tươi 30 g giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền.
- Chữa phù thũng: Lá ớt tươi 30-40 g, sao vàng, sắc uống trong ngày.
- Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80 g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.
- Chữa eczema: Lá ớt tươi 30 g, me chua 20 g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.
- Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20 g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10 g, giã nát nhuyễn, đắp.
- Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10 g sao vàng, sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Bánh mì là món ăn ưa thích của rất nhiều người, vì tính tiện lơi, nhanh gọn của nó cho một bữa ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, trong bánh mì có chứa nhiều chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng nếu như ăn quá nhiều.
Các chất phụ gia có trong bánh mì
L-cysteine
L-cysteine ​​là tác nhân làm mềm thường được cho thêm vào bánh mì và các loại bánh nướng khác nhằm đẩy mạnh tốc độ xử lý công nghiệp. Và mặc dù chất này đôi khi được tạo ra trong phòng thí nghiệm, nhưng hầu hết nó thực sự xuất phát từ một nguồn tự nhiên. Điều này nghe có vẻ rất tốt? Nhưng không thực sự là vậy. Bởi nguồn tự nhiên đó là tóc người, lông gà, và sừng bò hòa tan trong axit trước khi ​​được cô lập và bổ sung vào bánh mì của bạn.
Kali bromat
Kali bromat là chất giúp làm giảm thời gian nướng và làm nở bột bánh, bởi vậy nó được các công ty sản xuất bánh mì ưa chuộng vì giúp họ có thể tiết kiệm tiền. Thế nhưng, việc sử dụng Kali bromat trong bánh mì lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người ăn. Nó liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư thận, và đã bị cấm tại nhiều quốc gia bao gồm EU, Brazil, Peru, Hàn Quốc, và Trung Quốc.
Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế nghe có vẻ không đáng lo sợ, nhưng vì chúng thiếu tất cả chất dinh dưỡng của ngũ cốc nguyên hạt nên thực sự không tốt cho sức khỏe. Do khả năng bị phân hủy thành đường đơn một cách nhanh chóng, ngũ cốc tinh chế có thể gây ra đột biến đường trong máu. Chúng cũng được chứng minh là làm cho người dùng dễ bị đề kháng insulin và huyết áp cao, làm tăng 30% nguy cơ bị đau tim. Thủ phạm chính được kể đến như bánh mì trắng, và bạn đừng để bị lừa bởi thành phần như bột mì – nó không đồng nghĩa với ngũ cốc nguyên hạt.
Azodicarbonamide
Chất phụ gia khó phát âm này giúp tăng cường kết cấu của bánh mì mềm, và bạn thường sẽ tìm thấy nó trong bánh hamburger ở các tiệm bán thức ăn nhanh tại Mỹ. Nhưng nếu bạn thêm loại chất này vào thực phẩm tại Singapore, bạn sẽ đối mặt với 15 năm tù giam, bởi chất này đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng ở một số người.
Fructose corn syrup (chất làm ngọt từ tinh bột bắp)
Nó được thêm vào để tạo màu nâu cho bánh mì nướng và giúp tăng khả năng nở bánh. Nó là loại đường giá rẻ mà các nhà sản xuất hay dùng. Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng nó có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì ở người Mỹ. Tiêu thụ vượt quá lượng fructose corn syrup có liên quan tới bệnh tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ không do chất cồn, và nhiều hơn thế nữa.
Bánh mì không hoàn toàn tốt cho sức khỏe
Bánh mì hầu như không có chất dinh dưỡng
- Không giống như các loại thực phẩm khác, bánh mì và những sản phẩm chế biến từ bánh mì thường không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nó được làm từ ít bột được nhào với bột nở khiến bánh phồng to lên mà thôi. Do đó nó không có chất dinh dưỡng. Nó chỉ là một loại thức ăn bổ sung có tác dụng “chữa đói” trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.
- Nếu yêu thích bánh mì, bạn nên lựa chọn các loại bánh chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc để có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn.
Bánh mì chứa nhiều muối
Hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Đặc biệt khi ăn bánh mì dưới dạng hamburher, pizza hay sandwich có nghĩa là bạn đang nạp 1 lượng muối vượt mức vào cơ thể bạn.
Làm cho bạn tăng cân
Nếu bạn ăn quá nhiều bánh mỳ, tất cả tinh bột, muối, đường tinh chế và chất bảo quản có trong bánh mỳ có thể làm cho bạn béo phì. Vì vậy, bạn nên ăn ở mức độ giới hạn. Ăn quá nhiều bánh mì sẽ làm bạn tăng cân. Nếu bạn đang cố gắng ăn kiêng, phải cắt bỏ bánh mì ra khỏi khẩu phần ăn/
Dễ mắc bệnh mệt mỏi mãn tính
- Theo bác sĩ Davis (Hoa Kỳ)bánh mì là nguyên nhân của “căn bệnh thế kỷ”: Mệt mỏi mãn tính. Cũng theo ông, trong các giống lúa mì hiện đại có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể mà không có chúng não bộ không thể hoạt động bình thường. Người hiện đại dùng bánh mì ít nhất hai – ba lần một ngày trong cả ba bữa sáng, trưa và tối, và đây chính là nguyên nhân làm người ta mệt mỏi.
- Mặt khác, loại lúa mì được trồng và sử dụng ngày nay, khác xa với những loại loài người 40 – 50 năm về trước. Trong hạt lúa mì hiện dùng có chứa một chất gọi là gliadin – một protein mới có tác dụng tương tự như các chất opiat có trong thuốc phiện.
Làm mất tác dụng của lượng đường trong máu
Bánh mì có chỉ số đường huyết rất thấp. Ngay khi bạn ăn bánh mì, nó sẽ giảm lượng đường huyết của bạn ngay lập tức. Vì vậy đối với bệnh nhân tiểu đường, bánh mì không tốt cho sức khỏe.
Táo bón
Bánh mì không giàu chất xơ. Chúng chứa một lượng lớn bột và như chúng ta đã biết, bột là loại chất kết dính. Đó là lý do tại sau ăn nhiều bánh mì sẽ gây ra táo bón.
Ăn nhiều bánh mỳ tăng nguy cơ bị bệnh tim
- Theo một nghiên cứu, những người ăn nhiều bánh mỳ trắng sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim so với những phụ nữ ăn ít các loại thực phẩm này.
- Các nhà nghiên cứu chọn chỉ số GI từ 1-100 phản ánh mức độ đường huyết ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào và bánh mỳ trắng có chỉ số GI là 100. Những thực phẩm nằm dưới ngưỡng 55 được coi là có chỉ số GI thấp và gây ra sự dao động nhỏ về đường huyết và mức insulin, những thực phẩm có chỉ số GI trên 70 bị xếp vào nhóm GI cao và có xu hướng kích động đường huyết.
- Khi các nhà nghiên cứu phân chia thực phẩm tinh bột – đường thành 2 nhóm có chỉ số GI cao và thấp, và có sự khác biệt càng rõ. Những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2,25 lần so với những phụ nữ ăn ít nhất.
Việc hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là kiểm soát sự thèm ăn dễ dàng hơn, kiểm soát cân nặng tốt hơn, duy trì được năng lượng và cảm xúc, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể, làm cách nào để biết mà phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.
Biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ
- Thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng: Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu; Lá gan có thể bị sưng to; Một số ít người có thể bị vàng da.
- Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi, bệnh không nguy hiểm cho lắm. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn nhiễm phát hiện có sự bất thường và hoạt động loại bỏ những tế bào gan hư hỏng này, bạch huyết cầu sẽ xuất hiện khắp nơi gây ra viêm gan. Viêm lâu ngày sẽ đưa đến xơ rồi chai gan.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ
- Do dinh dưỡng: ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, uống nhiều rượu bia, thói quenngồi nhiều, ít vận động, căng thẳng, di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
- Do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì…
- Do nội tiết, do bệnh tiểu đường…
-Do miễn dịch.
- Do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ…
- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).
Những điều nên làm để phòng tránh và điều trị gan nhiễm mỡ.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khi phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ, người bệnh cần được khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh, kịp thời điều trị, đề phòng biến chứng. Đặc biệt là những người bị béo phì, người nghiện rượu, người bị tiểu đường tuýp 2 và những người bị suy dinh dưỡng thì việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, những người bị viêm gan C mãn tính, người bị tăng mỡ máu, người dùng liều cao một số thuốc như corticoides, tetracycline, estrogen cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ.
- Giảm ăn các thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng.
- Hạn chế chất béo, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá). Nên ăn các món ăn luộc, hạn chế các món rán, chiên mỡ, chiên bơ.
- Cân đối bữa ăn, nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu.
- Nên uống sữa, và chỉ nên sử dụng các loại sữa không đường ít béo và tốt nhất là nên ăn sữa chua.
- Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ.
- Hạn chế rượu bia
- Tập luyện thể thao hợp lý kiểm soát cân nặng. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập aerobic mỗi ngày, đi bộ hoặc đi xe đạp.
- Khi dùng thuốc người bệnh cần hỏi bác sĩ về tác dụng gây độc gan của thuốc, và hạn chế tối đa sử dụng các thuốc gây độc cho gan.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014



Trái Gấc
Tên khác của trái Gấc: Danh pháp hai phần: Momordica cochinchinensis, là một loài thực vật được tìm thấy chủ yếu tại Việt Nam.
Miêu tả cây Gấc: Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác.
Thành phần hóa học của hạt Gấc: Có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa.
Công dụng chữa bệnh từ trái Gấc.
- Bổ sung Vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu teen hay thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.
- Công dụng làm đẹp Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Teen có biết trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc. Không chỉ vây hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.
- Phòng chống ung thư Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene, làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường. Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10 giọt đối với trẻ em.
- Tác dụng tốt với tim mạch Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.
- Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa Các món ăn “made by gấc” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. Với tiết trời se lạnh sẽ không gì tuyệt hơn một bát bò xốt vang, hoặc xôi gấc béo ngậy thơm ngon bạn nhỉ
- Nâng cao sức đề kháng cơ thể Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
- Hạt gấc, loại thuốc dân gian Thứ hạt đen xù xì, xấu xí mà teen nhà mình thường bỏ đi sau mỗi khi chế biến thức ăn. Cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng đó nhé! Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtase. Thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa.
Bài thuốc chữa bệnh từ Gấc.
- Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Nhân hạt gấc mài với nước, bôi.
- Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa trĩ, lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm, gói bằng vải, đắp để suốt đêm.
- Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu ấm uống lúc đói.
- Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).
- Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.