Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014


Thảo dược thiên nhiên được sản xuất từ lá, củ, rễ, vỏ, hoa của cây thuốc đã được nhiều nước sử dụng để trị liệu hữu hiệu các chứng bệnh phổ biến như ho, cảm...
Trong ngành công nghệ dược phẩm nước ta cũng vậy, để trị ho người ta thường chọn những loại dược phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu của các cây thuốc đã được minh chứng qua hàng trăm năm qua như Bạc hà, Tần dày lá, Gừng, Tràm… Sử dụng Menthol trích ly từ tinh dầu bạc hà để làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, điều trị cảm sốt, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

Gừng với tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa mất tiếng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Tần dày lá (còn gọi là húng chanh) là một dược liệu chữa cảm cúm, ho hen. Điều đó hoàn toàn khả thi nếu biết cách áp dụng một nhóm hoạt chất có tác dụng toàn diện trên đường hô hấp, vừa thanh trùng, long đờm lại thêm chống co thắt phế quản. Đó là các loại tinh dầu trong thực vật! Việc sử dụng các tinh dầu trích ly từ 4 loại thảo dược trên như bạc hà, tần, gừng, tràm…cho phép sản phẩm trị ho đa dạng như kẹo ngậm, siro hoặc viên nang mềm đáp ứng được yêu cầu tiện lợi cho người sử dụng.

Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn của từng sản phẩm từ dược liệu đến tay người tiêu dùng, DHG Pharma kiểm soát chặt chẽ toàn chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm bằng hệ thống đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới.

Từ sự hỗ trợ của dự án Thương mại sinh học BIOTRADE vì chất lượng và an toàn của dược liệu, đồng thời “chia sẻ lợi ích cùng người thu nhập thấp” DHG Pharma đã phát triển vùng trồng Dược liệu tại Tri Tôn – An Giang mà mô hình khởi điểm là cây Tần dầy lá với diện tích hơn 30 ha.

Từ mô hình ban đầu DHG Pharma đã phối hợp với các đơn vị như Viện Dược Liệu, Phòng Nông nghiệp, Trạm BVTV địa phương, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật công ty;, hỗ trợ huấn luyện bà con nông dân về các kỹ thuật trồng trọt, thu hái, quản lý cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Bên cạnh đó, DHG Pharma còn đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành Xưởng Sơ Chế dược liệu tại vùng trồng và chiết xuất tại chỗ nhằm đảm bảo chất lượng dược liệu theo yêu cầu.

DHG Pharma hy vọng dự án này sẽ góp phần tạo nguồn nguyên liệu sạch để người dân được sử dụng các sản phẩm điều trị có chất lượng tốt nhất; đồng thời tạo được công ăn việc làm ổn định cho người nông dân ở Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang.




Tạp chí y khoa trực tuyến Open Heart mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn đường cũng gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, có thể làm tăng huyết áp.
Kết quả này khuyến cáo những bệnh nhân có những vấn đề sức khoẻ trên cần cân nhắc không chỉ đối với việc dùng muối mà cả ăn đường trong khẩu phần ăn của mình.

Trưởng nhóm tác giả nghiên cứu trên, chuyên gia James DiNicolantonio cho biết, đường thậm chí còn có hại đến sức hơn cả muối. Tiêu thụ đường làm tăng lượng insulin. Từ đó kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng lượng máu lưu thông và tăng huyết áp. 

Đường còn có thể tiêu trừ các phân tử ATP, là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho tế bào sử dụng.

Chuyên gia James DiNicolantonio nói rằng, cách tốt nhất là mọi người nên giảm lượng đường tiêu thụ bằng cách hạn chế hoặc không dùng những loại thực phẩm bổ sung đường.

Chuyên gia tim mạch Jennifer Haythe ở thành phố New York thì không hoàn toàn đồng ý với kết luận của nghiên cứu trên. Cô cho rằng, không nên so sánh đường với muối đối với ảnh hưởng lên tim mạch và chứng tăng huyết áp. Mỗi yếu tố có một mức độ tác động riêng lên từng người. Theo cô, chỉ có thể cảnh báo người bệnh cẩn thận khi quyết định dùng một loại thực phẩm nào có lượng đường cao.

Việc so sánh cũng đã gây tranh cãi trong giới chuyên gia y khoa.


.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Không phải lúc nào uống nước lạnh cũng tốt. Vậy thời điểm nào bạn nên uống nước lạnh và thời điểm nào bạn nên uống nước ấm.


[​IMG]

Khi bạn làm việc hay luyện tập ngoài trời nắng nóng, uống một cốc nước đá mát lạnh sẽ giúp bạn cảm thấy thật sự sảng khoái. Khi bạn muốn giảm cân, thì một cốc nước lạnh cũng giúp bạn tiêu tốn một lượng calo đáng kể. Tuy nhiên, không phải lúc nào uống nước lạnh cũng tốt. Vậy thời điểm nào bạn nên uống nước lạnh và thời điểm nào bạn nên uống nước ấm?

Những thời điểm tốt nhất để uống nước lạnh

Luyện tập

Trong khi luyện tập, nhiệt độ cơ thể (core body temperature) cao, đổ mồ hôi là cơ chế mà cơ thể chúng ta sử dụng để làm mát mình, nhưng chúng ta lại mất rất nhiều nước và chất điện giải. Nhấm nháp một chút nước lạnh trong một buổi tập luyện vừa giúp cơ thể bù được lượng nước mất vừa giúp làm mát cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Quốc tế về Dinh dưỡng và Thể thao đã so sánh nước ở nhiệt độ phòng và nước lạnh mà những người luyện tập uống trong buổi tập. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng những người uống nước lạnh có thể giữ được nhiệt độ cơ thể xuống 50% lâu hơn so với những người uống nước ở nhiệt độ phòng.

Sốt

Uống nước lạnh khi bạn sốt là một cách để làm mát cơ thể. Điều quan trọng là phải giữ được nước khi bạn sốt bởi khi đó cơ thể bạn đang làm việc vất vả để loại bỏ bất kể “kẻ ngoại xâm” nào có thể gây hại cho cơ thể bạn.

Khi bạn quá nóng, thì uống một cốc nước lạnh có thể trở thành một “vị cứu tinh” cho cơ thể của bạn. Bạn có thể vắt một chút chanh tươi và cho một chút muối vào cốc nước lạnh để bù điện giải cho cơ thể.

Giảm cân

Uống nước lạnh đã được chứng minh rằng có thể thúc đẩy trao đổi chất và giúp đốt cháy thêm 70 calo mỗi ngày. Dù đây không phải là một phép lạ chữa bệnh béo phì, nhưng nó giúp bạn tiết kiệm được thời gian. Một người có trọng lượng trung bình 65 kg thì cần 15 phút chạy bộ để đốt cháy 70 calo.

Vậy nên, uống một cốc nước lạnh chính là một cách đơn giản, hiệu quả hỗ trợ bạn trong quá trình giảm cân bên cạnh các biện pháp giảm cân khác.

Những thời điểm tốt nhất để uống nước ấm

Tiêu hóa

Y học đã chứng minh rằng uống nước ấm vào buổi sáng giúp kích thích tiêu hóa. Tiến sĩ Susan E. Brown cũng cho biết uống nước lạnh trong bữa ăn có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa.

Uống nước ấm sẽ tốt hơn bởi nếu bạn uống nước lạnh, cơ thể đòi hỏi phải có nhiều năng lượng để làm ấm các loại thực phẩm mà bạn ăn, do đó mất nhiều thời gian hơn để cơ thể bạn tiêu hóa và hấp thụ.

Thanh lọc cơ thể

Khi bạn muốn làm sạch các tạp chất của cơ thể, điều quan trọng trước hết là bạn phải uống đủ lượng nước. Tiến sĩ Mark Hyman khuyên bạn nên uống nước ở nhiệt độ phòng với một ít nước chanh vắt vào. Điều này đòi hỏi cơ thể bạn không mất nhiều năng lượng để đồng hóa.

Chanh cũng giúp kích thích tiêu hóa và loại bỏ độc tố. Trong khi thanh lọc, bạn có thể bổ sung thêm một số chất để làm sạch nước uống. Bạn có thể thêm vài lát dưa chuột hoặc bạc hà tươi, hoặc một thanh quế, vừa giúp thanh lọc nước vừa giúp nước có hương vị tuyệt vời hơn.

Giảm đau

Uống nước nóng hay nước ấm rất tốt nếu bạn đang bị đau nhức hoặc viêm ở đâu đó. Nước ấm sẽ giúp kích thích sự lưu thông máu đến các mô. Đây cũng là liều thuốc tuyệt vời để điều trị đau bụng kinh.

Táo bón

Uống nước ấm khi bạn đang bị táo bón có thể giúp bạn dễ dàng hơn khi đi vệ sinh. Nguyên nhân chính của táo bón là tình trạng mất nước, do đó trước hết bạn cần uống đủ lượng nước cơ thể cần. Nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu và có tác dụng làm dịu những cơn khó chịu do táo bón gây ra.
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng, làm giảm dần mức độ lọc cầu thận.
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng, làm giảm dần mức độ lọc cầu thận. Suy thận mạn gây rối loạn chuyển hóa và giảm đào thải nitơ phi protein như urê, axít uric, creatinin...

Thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi và sẽ dẫn đến hàng loạt những biến loạn về sinh hóa và lâm sàng của các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh tiến triển một cách âm thầm trong một thời gian dài mà không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không khám định kỳ, rất khó có thể phát hiện được bệnh.

Nguyên nhân do đâu?

Ngoài nguyên nhân bẩm sinh thì có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận mạn tính như: Chế độ ăn nhiều muối, đường, protid, lipid, ít vận động...

Hoặc một số bệnh lý mạn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu, nhiễm khuẩn đường niệu, bệnh về mạch máu, bệnh tim, viêm cầu thận, hồng cầu hình liềm, béo phì, dùng thuốc kháng viêm - giảm đau thường xuyên, sử dụng quá nhiều thuốc, nhất là nhóm thuốc chống viêm nhiễm (NSAID) cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng lọc thận, dẫn đến suy thận.


ngannguabenhthanmantinh.png ​

Người bệnh thận mạn tính nên dùng các thực phẩm như na, đu đủ, dứa, thanh long.

Dấu hiệu nhận biết

Suy thận mạn tính có thể không trở thành rõ ràng cho đến khi chức năng thận có ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của suy thận mạn tính, có thể có vài dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

Khi mắc người bệnh thường tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu khó, tiểu dắt, buốt, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường; nước tiểu có máu, màu sậm hoặc có khi đục, nhất là buổi sáng.

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi do tình trạng thiếu máu hoặc do tích tụ nhiều chất cặn bã trong cơ thể do chức năng thận suy giảm. Ngủ không ngon giấc, thay đổi tính tình. Chán ăn, ăn không ngon miệng và hay có cảm giác buồn nôn, đặc biệt là khi ăn thịt, cá...

Ngoài ra, người bệnh có thể tăng huyết áp, theo nhiều công trình nghiên cứu, trên 80% suy thận mạn tính có tăng huyết áp, trong đó 20% tăng huyết áp kịch phát. Những trường hợp không tăng huyết áp thường gặp trong suy thận do viêm ống kẽ thận mạn tính, rối loạn chức năng tái hấp thu nước và điện giải, đái nhiều, mất nước và điện giải.

Chân bị phù, mắt có bọng nước xung quanh vì cơ thể giữ nước. Thường có cảm giác ngứa ngáy, dễ bị bầm và thấy màu da tái hơn bình thường. Hơi thở có mùi amoniac. Giảm ham muốn tình dục và yếu sinh lý...

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Suy thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Biến chứng có thể bao gồm: giữ nước, mà có thể dẫn đến phù, huyết áp cao hoặc phù phổi. Sự tăng đột ngột nồng độ kali trong máu, mà có thể làm giảm chức năng tim và có thể đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, biến chứng hầu hết tại nhiều cơ quan trong cơ thể như: hệ tiêu hóa (viêm trợt hoặc loét đường tiêu hóa do urê máu cao, chảy máu đường tiêu hóa); hệ thần kinh (trầm cảm, xuất huyết não do tăng huyết áp, nhồi máu não do vữa xơ động mạch, hôn mê do urê máu cao); hệ nội tiết (rối loạn kinh nguyệt, giảm hưng phấn tình dục, rối loạn dung nạp đường huyết, cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát.); hệ tim mạch, bệnh nhân bị suy tim ứ huyết, dày và giãn thất trái, thiếu máu cơ tim, viêm màng ngoài tim khô hoặc tràn dịch, rối loạn chức năng tâm trương thất trái, rối loạn nhịp tim, ngừng tim do kali máu tăng, suy tim trái cấp (phù phổi cấp), vữa xơ động mạch. Tử vong do bệnh lý tim mạch chiếm 40 - 60% số bệnh nhân điều trị bằng lọc thận nhân tạo chu kỳ tử vong.

Do giai đoạn đầu bệnh thường không gây ra triệu chứng gì khiến người bệnh thường phát hiện muộn hoặc tình cờ khám sức khỏe định kỳ. Những xét nghiệm cơ bản như: nước tiểu, máu và các xét nghiệm hình ảnh (chụp Xquang) mới có thể phát hiện bất kỳ vấn đề gì đang phát triển.

Tuy nhiên, cả các xét nghiệm này đều có giới hạn. Chúng thường được sử dụng chung để phát hiện ra tính chất và mức độ của bệnh thận.

Vì vậy, khi có những biểu hiện nghi ngờ và những người bệnh có tiền sử mắc bệnh mạn tính nằm trong nhóm nguy cơ cao cần phải được kiểm tra thường xuyên về sự phát triển của căn bệnh này.

Phòng bệnh như thế nào

Đối với người mắc bệnh mạn tính và có nguy cơ cao thì cách phòng ngừa hiệu quả nhất là cần điều trị tốt những bệnh dẫn đến suy thận.

Nguyên tắc của chế độ ăn: Giảm đạm, dùng protein quý có giá trị sinh học cao để đảm bảo đủ axít amin cơ bản cần thiết và có tỷ lệ hấp thu cao như trứng, sữa, cá, thịt nạc, tôm...

Giàu năng lượng: 35 - 40kcal/kg cân nặng/ngày. Đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu. Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít phốtphát.

Bổ sung các thực phẩm có đạm quý như thịt, cá, trứng, sữa nhưng số lượng ít. Sử dụng nhiều chất bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bột sắn dây, miến dong. Gạo, mì chỉ ăn ít.

Chất béo (dầu, mỡ, bơ) chiếm 20 - 25% tổng năng lượng khẩu phần và có thể hơn nếu ăn được qua chế biến thức ăn. Dùng dầu ăn 25 - 30g/ngày qua chế biến thức ăn. Nên dùng các loại rau cải, dưa chuột, bầu bí, su hào.

Quả nên dùng: na, đu đủ, hồng đỏ, thanh long, dưa hấu. Trường hợp nếu có tăng kali máu phải bỏ rau quả. Tăng lượng canxi bằng cách dùng tôm, cá, sụn... Nước uống: ngang hoặc ít hơn lượng nước đái ra hàng ngày. Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, suy tim.

Thực phẩm cần tránh:

Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến việc giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất các mạch máu. Vì vậy, chỉ nên ăn 2 - 4g muối mỗi ngày. Cần tránh ăn các thức ăn có phốtphát như gan, bầu dục; thức ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ.

Rau quả: bỏ các loại chua và không nên ăn rau nhiều đạm như rau ngót, rau giền, rau muống, giá đỗ, các loại đậu đỗ. Lưu ý, nếu tăng kali máu phải hạn chế rau, quả.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, cần uống đủ lượng nước cần thiết từ 2,5 - 3 lít mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Cố gắng đừng nhịn tiểu, bởi nhịn tiểu lâu sẽ làm bàng quang và thận quen với việc quá tải, từ đó ảnh hưởng đến việc lọc canxi trong nước tiểu.

Giảm thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống. Nhiều người nghĩ rằng, sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ canxi trong bữa ăn hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nhưng thực tế, ăn những thực phẩm chứa canxi như: phô mai, sữa, sữa chua... lại giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Vì vậy, không nên quá kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều canxi vì sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thụ canxi, khiến cơ thể tăng cường hấp thụ oxalat từ ruột, dễ gây sỏi thận.

Ngoài ăn uống, duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là buổi tối sau khi ăn khoảng hai giờ) bằng các loại hình vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, chạy chậm, tập khí công, yoga... cần duy trì cuộc sống khỏe mạnh, năng động bằng cách tăng cường vận động, tập thể dục để giảm mỡ trong máu.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Một ly nước ép việt quất có chứa 84 calo và 24% lượng vitamin C cần cung cấp hàng ngày và 114mg kali. Dưới đây là 5 tác dụng tuyệt vời quả việt quất có thể mang lại cho sức khỏe chúng ta.
1. Tốt cho bàng quang
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm hóa học thấy rằng, quả việt quất chứa các hợp chất đặc biệt giúp ngăn chặn vi khuẩn hoạt động và làm hại thành bàng quang. Loại quả này còn có thể ngăn ngừa vi khuẩn E. coli, nguyên nhân chính của nhiều loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs).
2. Chống ung thư
Quả việt quất có màu xanh vì giàu chất anthocyanin, một loại chất chống oxy hóa và có tác dụng chống những loại ung thư nguy hiểm. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định, quả việt quất với các chất anthocyanin có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt và ung thư gan.
3. Tăng cường trí tuệ
Quả việt quất có chứa Flavonoids –một loại chất chống oxy. Hợp chất Flavonoids còn giúp duy trì não bộ, cải thiện việc khả năng học tập và nhận thức.
Một nghiên cứu trong tạp chí Annals of Neurology cho thấy, phụ nữ tiêu thụ nhiều việt quất sẽ có thể trì hoãn suy giảm nhận thức lên đến 2,5 năm. Vì vậy, ăn quả việt quất có thể tạo ra những thay đổi kỳ diệu cho bộ nhớ của người cao tuổi.
4. Giảm viêm động mạch
Khi động mạch bị viêm, chúng sẽ bắt đầu thu hẹp lại, tăng nguy cơ tắc nghẽn và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Khi mảng bám trong động mạch tăng lên gây ra tình trạng xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.
Nghiên cứu cho thấy, quả việt quất có đặc tính chống viêm tuyệt vời. Loại quả này có thể kiềm chế việc sản xuất hai loại protein gây hại cho sức khỏe tim mạch
Đặc biệt, một nghiên cứu gần đây của Trường Y tế công cộng Harvard cho thấy rằng, ăn quả việt quất (và dâu tây) mỗi tuần có thể giảm 1/3 nguy cơ đau tim của phụ nữ. Chất anthocyanins làm giãn động mạch và chống lại các mảng bám tích tụ trong thành động mạch.
5. Tăng cường tiêu hóa
Việt quất có nhiều chất xơ, đồng, natri…làm giảm sự tăng trưởng của các vi khuẩn có hại và giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm hóa học phát hiện ra rằng, những người đàn ông tiêu thụ quả việt quất hàng ngày trong sáu tuần sẽ thấy rõ mức độ tăng nhanh của hai loại vi khuẩn rất quan trọng và tốt cho sức khỏe đường ruột.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Trái Kim Anh
Tên khác của Kim Anh: Kim anh tử, Mác nam coi (Tày), Thích lê tử, Đường quán tử.
Tên khoa học: Rosa laevigata Michx, họ Hoa hồng (Rosaceae).
Mô tả cây Kim Anh: Cây nhỏ, mọc dựa, thành bụi. Thân cành có gai. Lá kép gồm 3 lá chét, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: Hoa; Tháng 3 – 6, Quả; Tháng 7 – 9. Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở hai tỉnh Cao bằng và Lạng sơn. Cũng thường được trồng làm hàng rào.
Thành phần hoá học: Quả chứa nhiều Saponin (17%), Vitamin C (1.5 %), Đường như fructose, sucrose. Các acid hữu cơ như malic, citric. Tannin, Nhựa (Resin). Khoáng chất như Calcium (0.8%), Magnesium (0.3%), Potassium (1.3 %), Sắt (40 ppm), Manganese (59ppm), Kẽm (15 ppm). Các sắc tố đỏ và vàng loại carotenoid thuộc nhóm rubixanthin, lycopen. Hạt chứa heterosid độc (khi dùng phải bỏ hạt).
Công dụng: Chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, băng huyết, dong huyết, đới hạ, tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, suy nhược thần kinh.

Bài thuốc từ quả Kim Anh:

Chữa di mộng hoạt tinh, vãi đái và lưng gối mỏi đau: Dùng quả Kim anh 20g, Củ súng và Cẩu tích mỗi vị 16g, sắc uống (Lê Trần Đức).
Chữa suy nhược thần kinh, di mộng tinh, hoạt tinh, viêm ruột: Kim anh 500g, Ba kích 250g, Tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen, rồi nấu với 3 lít nước còn chừng 1 lít. Lọc kỹ, để riêng, tiếp tục nấu với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 0,5lít, lọc lấy nước bỏ bã. Trộn hai nước lại, cho thêm đường (1.000g), khuấy tan, cô đặc còn 1lít là được. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày uống 2 thìa canh, chia làm hai lần. 2. Chữa tiểu són, tiểu rắt: Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Bài thuốc bổ sinh khí: Quả Kim anh, Khiếm thực, hai vị đồng lượng, sấy khô tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10-20 viên (Thủy lục nhị tiên đơn).
Viên bổ huyết và ích tinh khí: Quả Kim anh (bỏ gai, hạt) 160g. Sa nhân 80g, tán nhỏ, làm thành viên với mật. Viên bằng hạt ngô, uống lúc đói, mỗi lần 50 viên, uống với rượu nóng (Dược liệu Việt Nam).
Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu dài: Kim anh 10g, phục linh 10g, đảng sâm 10g, bạch truật 10g, hạt sen 15g. Sắc uống trong ngày.
Chữa ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi: Cao quả kim anh 184g, hoàng bá, khiếm thực mỗi vị 180g; Sa sâm nam, sơn dược mỗi vị 120g. Hạt sen, tỏa dương, táo nhân, mạch môn, hên tu, tri mẫu, long cốt, mẫu lệ mỗi vị 75g. Tất cả tán bột, trộn đều, làm thành viên 0,1g. Ngày uống 6g.
Trị sa tử cung, sa trực tràng: Kim anh tử 30g, Ngũ vị tử 6g, sắc nước uống. Trường hợp sa tử cung lâu ngày có thể kết hợp với bài thuốc bổ trung ích khí uống.
Trị trẻ em đái dầm, đái nhiều lần do thận hư: Kim anh tử lượng vừa đủ nấu thành cao cho uống.
Kiêng kỵ: Bệnh mới phát sốt, người nhiệt táo kết không nên dùng.
Ghi chú: Tránh nhầm kim anh với một loài hồng dại mọc hoang trong rừng, có dáng cây và hoa rất giống nhưng hoa lại có màu đỏ mà nhân dân Lạng Sơn vẫn gọi là Kim anh hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc.
Xem thêm những cây thuốc nam chữa bệnh: http://caythuoc.info/cay-thuoc-nam

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014


Nhiều người không hề biết rằng mì ăn liền thuộc loại thực phẩm chiên dầu nên ăn nhiều sẽ mang lại không ít tác hại cho sức khỏe.
1. Ăn mì dễ nóng trong người
Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.
2. Rối loạn chức năng dạ dày
Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày.
Nguyên nhân là do trong các thực phẩm sấy khô như mì tôm, gà rán, khoai tây chiên… đều chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng khảnh ăn.
3. Thiếu chất dinh dưỡng
Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ.
Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê… Những người ăn nhiều mì ăn liền, ăn liên tục trong thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng như sút cân, teo cơ…
4. Béo phì và các bệnh liên quan
Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể.
Vì vậy, nếu thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao.
5. Lão hóa sớm
Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng. Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Vì vậy, bạn cần chú ý khi ăn mì ăn liền. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì bạn nên bỏ đi chứ không cố ăn, sẽ gây hại cho sức khỏe.
6. Có thể dẫn đến ung thư
Để cải thiện hương vị cho mì ăn liền, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, sau khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể, hơn nữa nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.
Do mì ăn liền được chế biến bằng cách sấy khô hoặc chiên qua dầu, trong quá trình này có thể xảy ra phản ứng hóa học liên quan, sinh ra một vài chất có độc. Giống như tất cả các loại thực phẩm loại tinh bột nếu nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
7. Gây hại cho gan
Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở dân văn phòng
Nếu có triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu… rất có thể bạn đã bị chứng trào ngược dạ dày thực quản – căn bệnh phổ biến của dân văn phòng.
Dân văn phòng có nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá cao
Do đặc thù công việc ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt thường xuyên: thức khuya, uống không đủ nước, bỏ bữa ăn sáng, ăn uống quá nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng với rượu bia, các món ăn nhiều gia vị… nên đối tượng văn phòng có nhiều nguy cơ mắc các chứng tiêu hoá. Chính thói quen sinh hoạt, ăn uống bị đảo lộn dẫn đến hiện tượng axit trong lớp bảo vệ dạ dày bị trào ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Nhiều triệu chứng bệnh hay bị chẩn đoán nhầm
86% người mắc trào ngược dạ dày thực quản cho biết ợ nóng và khó tiêu là 2 triệu chứng chính. Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn có các biểu hiện như đầy hơi, đầy bụng, đau thượng vị… Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường nóng rát, cảm thấy đắng trong miệng, mệt mỏi, ăn uống kém ngon.
Vì triệu chứng đa dạng, trào ngược dạ dày thực quản thường được nhiều người lầm tưởng với những căn bệnh khác dẫn đến điều trị không đúng cách hoặc không điều trị vì nghĩ rằng cơ thể sẽ “tự điều chỉnh” sau vài ngày. Điều này dẫn đến bệnh nặng hơn và điều trị mất nhiều thời gian hơn. Không ít trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản nhưng lại bị viêm họng nên thường được chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến ung thư thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống, nó có thể khiến người bệnh bị viêm thực quản mãn tính, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư thực quản.
Béo phì và hút thuốc có thể tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản như béo phì, hút thuốc lá, mang thai, bị tiểu đường… Hút thuốc làm giảm chức năng vận động thực quản, tăng việc nuốt không khí, khiến người bệnh bị ợ hơi nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người quá cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ bị chứng trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn, do lượng mỡ nhiều ở bụng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược axít.
Để phòng trào ngược dạ dày thực quản, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống sinh hoạt điều độ, không uống rượu bia, hút thuốc lá, giữ trọng lượng cơ thể cân đối… Những người đang mắc bệnh thì không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn ít đồ cay nóng, đồ béo, tránh ăn khuya và nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng…
Trào ngược dạ dày thực quản có thể được ngăn chặn từ những dấu hiệu đầu tiên
Để ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày từ những lần ợ nóng, khó tiêu, ăn uống không ngon đầu tiên, có thể dùng thuốc có chứa Sodium Alginate trong thành phần, giúp khắc phục các triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Sau khi uống, Sodium Alginate phản ứng nhanh với axit dạ dày tạo thành lớp màng chắn có độ pH trung tính và nổi lên bên trên dạ dày để ngăn trào ngược. Trong các trường hợp nặng, lớp màng chắn này có thể tự đi vào thực quản, tạo tác dụng làm dịu, hiệu quả kéo dài đến 4 giờ. Nghiên cứu cho thấy Sodium Alginate làm giảm triệu chứng trong vòng 5 phút đối với 74% bệnh nhân; giảm ợ nóng cho 84% bệnh nhân và tác dụng kéo dài hơn 4 giờ ở 75% bệnh nhân.
Để phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Phó trưởng khoa Tiêu hoá gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống sinh hoạt điều độ, không uống rượu bia, hút thuốc lá, giữ trọng lượng cơ thể cân đối… Những người đang mắc bệnh thì không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn ít đồ cay nóng, đồ béo, tránh ăn khuya và nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng.
Xem thêm cây thuốc Nam chữa bệnh: http://caythuoc.info/cay-thuoc-nam

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Công dụng chữa bệnh từ trái mít
Mít là loại trái cây thường được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài hương vị thơm ngon, mít có chứa những nguồn dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, canxi, kali, sắt, thiamin, ribflavin, niacin, magie và nhiều dinh dưỡng khác.
1. Tốt cho tiêu hóa
Mít rất giàu vitamin C tự nhiên. Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Nó giúp để hỗ trợ sức mạnh tiêu hóa bình thường của cơ thể. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề táo bón. Vì thế nếu bạn ăn mít sẽ giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Ngăn ngừa ung thư
Mít rất giàu lignans và saponin, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Nó có thể làm chậm – ngừa bệnh ung thư trong cơ thể do có khả năng loại bỏ những phân tử gốc tự do gây ung thư. Các chất dinh dưỡng này cũng giúp giữ cho làn da khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ.
3. Ngăn chặn các vấn đề về da
Mít rất giàu vitamin A. Đây chính là nguồn tự nhiên giúp tăng cường cấu trúc của làn da. Việc tiêu thụ mít với lượng điều độ mỗi ngày có thể làm sáng da của bạn. Nó cũng giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng da khác nhau.
4. Giúp giảm huyết áp
Mít là loại trái cây rất giàu hàm lượng kali (303 milligram kali trong 100 gram mít), nên nó có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ mít có thể giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát. Mít cũng hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đến tim và đột quỵ.
5. Tốt cho sức khỏe của xương
Trong trái mít rất giàu magiê và canxi. Những khoáng chất này giúp cơ thể bạn ngăn chặn các nguy cơ viêm khớp và loãng xương. Tiêu thụ mít một cách thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh đau khớp ở phụ nữ.
6. Tốt cho sức khỏe của máu
Đây là một trong những loại hoa quả rất giàu chất sắt. Vì vậy, nó giúp ngăn ngừa các vấn đề thiếu máu ở phụ nữ. Mít giúp khắc phục tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Nó giúp thúc đẩy các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường trong cơ thể.
7. Tốt cho các vấn đề về tuyến giáp
Trong những múi mít chín vàng có chứa một lượng đồng và các khoáng chất khác, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ. Việc ăn mít điều độ và thường xuyên có khả năng giúp cơ thể sản xuất và hấp thụ hormone. Từ đó tránh sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng những người thường xuyên ăn mít sẽ có tuyến giáp khỏe mạnh hơn những người không/ không thường xuyên ăn. Mít giúp duy trì chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
8. Tốt cho việc giảm cân
Mít tốt cho giảm cân, vì nó chứa ít calo hơn những loại trái cây khác. Nó không chứa bất kỳ loại chất béo bão hòa hoặc tinh bột. Điều này rất tốt cho việc giảm cân. Có rất nhiều phụ nữ đã xếp mít trong thực đơn – chế độ ăn uống giảm cân của mình.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Công dụng tuyệt vời từ trái măng cụt
Măng cụt là một loại trái cây quý, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài hương vị thơm ngon măng cụt còn là một dược liệu vô cùng quý giá. Công dụng của măng cụt được rất nhiều người tận dụng trong trị bệnh và làm đẹp da. Măng cụt được dùng trong nền y học cổ truyền của một số nước để điều trị tiêu chảy, làm mau lành vết thương, chữa trị những rối loạn về da.
Măng cụt là một loại dược liệu vô cùng quý giá, kháng thể Xanthones trong măng cụt có thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng rất tốt cho sức khỏe.
1. Tăng cường sinh lực
Khả năng chống mệt mỏi của măng cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy từ trái cây này. Có thể tiên đoán và tin được rằng măng cụt đem lại sự tăng cường sinh lực một cách an toàn. Những người dùng Măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khỏe khoắn trong người.
2. Giảm cân
Trong cơ thể của chúng ta, các màng tế bào thường trở nên cứng và không thể thấm nước. Các kháng thể Xanthones trong Măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm và có thể thấm nước, có khả năng biến thực phẩm chúng ta ăn vào trở thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn và đồng thời giúp chúng ta giảm cân.
3. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Bệnh tim và chứng động mạch có vách dày và cứng xảy ra khi tính đàn hồi của các mạch máu quanh quả tim không còn nữa. Măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn qua hiệu năng chống vi thể và chống lão hóa. Khi những mạch máu trở nên khỏe mạnh, nguy cơ của bệnh tim cũng giảm theo.
4. Giảm huyết áp
Cao huyết áp là một trong những nguyên do đưa đến chứng động mạch có vách dày và cứng. Những mảnh vụn nhỏ nguy hiểm thường được cấu tạo và làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có một trọng lượng trung bình, trong việc giảm áp huyết và ngăn ngừa sự tấn công áp huyết của mạch máu đường phổi.
5. Cải thiện tình trạng dạ dày
Một trong những hậu quả của sự lão hóa là sự giảm sút tự nhiên của các chất acid trong dạ dày. Điều này làm cho việc gia tăng vi khuẩn trong dạ dày và gây ra tiêu chảy, đau quặn, ợ hơi, và không thể hấp thu dinh dưỡng. Kháng thể Xanthones trong Măng cụt đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn để cải tiến và tái lập sự quân bình trong dạ dày.
6. Cải tiến hệ thống tiêu hóa
Cái vỏ của Măng cụt hâu như cấu tạo bởi chất xơ. Chất xơ có tác dụng đẩy phế thải qua ruột non mau chóng hơn, ngăn ngừa táo bón và ngày cả ung thư ruột. Chất xơ có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách lấy đi những acid đắng độc hại.
Kháng thể Xanthones trong Măng cụt đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn để cải tiến và tái lập sự quân bình trong dạ dày.
7. Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường (Tuyp II)
Với khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm, và làm giảm nhu cầu thuốc men vì lượng đường trong máu xuống bất bình thường, Măng cụt có thể là điều cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
8. Giúp tinh thần thêm minh mẫn
Sự hư hại do hiện tượng lão hóa đối với não bộ là một nguyên nhân chính yếu của các bệnh tâm thần, lãng trí, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên hệ đến trung khu thần kinh. Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó được xem như có hiệu quả trong việc phòng ngừa sự thoái hóa của tinh thần. Hơn nữa, nó đã chứng minh cho thấy khả năng cải tiến sự bén nhạy.
9. Giảm Cholesterol
Khi mà loại cholesterol xấu (LDL) bị oxy hóa trong dòng máu và các động mạch, những mảng sợi sẽ được tạo ra. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các kháng thể Xanthones trong Măng cụt có tác dụng là giảm sự lão hóa của loại cholesterol xấu (LDL), và ngăn ngừa sự tạo thành của những mảng sợi nguy hiểm.
10. Giảm các ảnh hưởng lão hóa
Măng cụt là một trái “phép lạ” giúp phòng ngừa và chống lại nhiều hậu quả của sự lão hóa chẳng hạn như: Sự thoái hóa tinh thần, bệnh đường tiêu hóa do phiền muộn, thấp khớp, đau nhức bắp thịt và khớp xương, và sự suy giảm thị lực của mắt.
11. Giảm mùi hôi của hơi thở
Kháng thể Xanthones trong quả măng cụt cũng có khả năng diệt khuẩn. Do đó, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.
12. Chống viêm
Chứng viêm kinh niên có thể đưa đến bệnh tiểu đường loại II, ung thư, thấp khớp, đãng trí, bệnh tim mạch và các căn bệnh chết người. Kháng thể Xanthones trong măng cụt chống lại chứng viêm một cách tự nhiên ở các tế bào.
13. Chữa các bệnh ngoài da
Dùng nước măng cụt bôi ngay lên trên vùng da có vấn đề như bị mụn, eczema, ngứa… thì sẽ thấy các bệnh này tự nhiên biến mất mà không có phản ứng phụ.
14. Giúp tinh thần phấn chấn
Trong quả măng cụt còn có axit Trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.